Với sự phát triển về công nghệ đem lại cho cho các dòng điện thoại di động hiện nay khả năng cung cấp các dịch vụ và tính năng tương tự như những chiếc máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Các loại điện thoại thông minh đem lại nhiều phương thức mới cho phép liên lạc, ghi và phổ biến thông tin. Để có thể đáp ứng những chức năng mới này, các điện thoại thông minh không chỉ sử dụng mạng hạ tầng di động mà còn có khả năng kết nối mạng Internet qua kết nối không dây (tương tự như một chiếc máy tính xách tay tại quán Internet café) hoặc sử dụng các kết nối dữ liệu qua mạng hạ tầng di động của nhà cung cấp dịch vụ.
Trong khi vẫn có thể thực hiện việc gọi điện thoại, tất nhiên rồi, với một chiếc điện thoại thông minh, bạn nên coi những chiếc điện thoại thông minh là những thiết bị máy tính nhỏ. Điều này có nghĩa là các công cụ giới thiệu trong chương này sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng điện thoại thông minh cũng như khi sử dụng máy tính.
Điện thoại thông minh thường hỗ trợ nhiều tính năng đa dạng – duyệt web, thư điện tử, thoại và nhắn tin qua Internet, ghi, lưu trữ và truyền âm thanh, phim và hình ảnh, cho phép kết nối mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, giao dịch ngân hàng trực tuyến và những hoạt động khác. Tuy nhiên nhiều trong số những công cụ và tính năng này mang lại các vấn đề về bảo mật mới hoặc khiến các mối nguy cơ bảo mật đang tồn tại trở nên nghiêm trọng hơn.
Lấy ví dụ, một số điện thoại thông minh có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu (GPS), điều này có nghĩa là theo mặc định chúng có thể cung cấp vị trí chính xác của bạn cho nhà cung cấp dịch vụ di động cũng như cho nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại của bạn ( như các ứng dụng mạng xã hội, bản đồ, trình duyệt và các ứng dụng khác). Như đã đề cập, các điện thoại thông thường cũng đã chuyển tiếp thông tin vị trí của bạn tới nhà cung cấp dịch vụ di đông (đây là một phần tính năng cơ bản của điện thoại di động). Tuy nhiên, tính năng GPS không những gia tăng độ chính xác về thông tin vị trí của bạn mà còn gia tăng về số lượng vị trí có thể xác định và chuyển tiếp thông tin. Bạn nên xem lại tất cả các vấn đề bảo mật liên quan tới điện thoại di động đã đề cập trong Bài 9: Hướng dẫn sử dụng điện thoại di động một cách bảo mật nhất bởi tất cả những vấn đề này cũng liên quan tới việc sử dụng điện thoại thông minh. Bài 9 đã bao gồm những vẫn đề bảo mật liên quan tới nghe lén, chặn tin nhắn hay cuộc gọi, các vấn đề liên quan tới thẻ SIM và các biện pháp phòng vệ. Trong chương này chúng ta sẽ cùng xem các vấn đề bảo mật mới liên quan tới điện thoại thông minh.
Túi xách, Ví, Điện thoại thông minh
Chúng ta có thể thấy rất rõ ràng lợi ích của việc giữ gìn túi xách hay ví tiền một cách an toàn bởi chúng chứa rất nhiều thông tin nhạy cảm, và nếu đánh mất thì nhiều thông tin riêng tư và sự an toàn bị ảnh hưởng. Người ta thường ít chú ý hơn tới lượng thông tin cá nhân được lưu trữ trong những chiếc điện thoại thông minh, và coi việc bị mất điện thoại chỉ là điều phiền toái hơn là một nguy cơ. Hãy nghĩ rằng chiếc điện thoại thông minh là một thiết bị máy tính luôn kết nối vào mạng và thường xuyên được mang theo mình, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt quan trọng giữa thiết bị lưu trữ thông tin rời rạc, và tĩnh (như chiếc ví), với một thiết bị lưu trữ thông tin động có tính tương tác như một chiếc điện thoại thông minh.
Một ví dụ thực hành đơn giản giúp bạn tưởng tượng rõ sự khác biệt này:
Hãy bỏ hết tất cả trong ví hoặc túi xách của bạn ra và kiểm tra những vật chứa thông tin nhạy cảm. thông thường bạn sẽ thấy:
- Những tấm hình của người thân (~5 tấm)
- Các loại thẻ chứng nhận (bằng lái xe, thẻ hội viên, thẻ an sinh xã hội)
- Thông tin Bảo hiểm sức khỏe (~2 thẻ)
- Tiền (~5 tờ)
- Thẻ Credit/Debit (~3 thẻ)
Giờ hãy tìm hiểu xem những gì được chứa trong chiếc điện thoại thông minh của bạn. Một người dùng điện thoại thông minh thông thường có thể thấy tất cả những thông tin phía trên với số lượng nhiều hơn, và trong một số trường hợp còn có nhiều thông tin giá trị hơn rất nhiều:
- Những tấm hình của người thân (~100 tấm hình)
- Ứng dụng thư điện tử có lưu mật khẩu
- Thư điện tử (~500 emails)
- Videos (~50 videos)
- Ứng dụng mạng xã hội có lưu mật khẩu
- Ứng dụng ngân hàng trực tuyến (với truy cập vào các tài khoản ngân hàng)
- Các tài liệu nhạy cảm
- Các bản ghi các đàm thoại nhạy cảm
- Một kết nối trực tuyến tới thông tin nhạy cảm của bạn
Sử dụng điện thoại thông minh càng nhiều, bạn càng cần chú ý tới các nguy cơ liên quan và có những hành động bảo vệ phù hợp. Điện thoại thông mình là thiết bị khuếch đại và phân tán dữ liệu cá nhân của bạn một cách mạnh mẽ. Chúng được thiết kế để cung cấp khả năng kết nối tối đa và liên kết tới các dịch vụ mạng xã hội theo mặc định. Sở dĩ như vậy là bởi thông tin cá nhân của bạn có giá trị và có thể được tổng hợp, tìm kiếm và bán sinh lợi nhuận. Trong Bài 5: Làm thế nào để khôi phục thông tin bị xóa chúng tôi đã thảo luận tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu. Điều này cũng đúng đặc biệt đối với điện thoại thông minh. Có thể là thảm họa nếu bạn để mất điện thoại và không có bản sao lưu những dữ liệu quan trọng tại một nơi an toàn (như các thông tin liên lạc). Bên cạnh việc thực hiện sao lưu dữ liệu, hãy chắc chắn bạn biết cách khôi phục lại dữ liệu. Hãy chuẩn bị rõ ràng một bản ghi trên giấy các bước cần thực hiện việc khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Trong chương này chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu một số điều cơ bản về điện thoại thông minh – tìm hiểu một số nền tảng khác nhau và các quy trình cài đặt cơ bản để bảo mật cho thông tin và liên lạc của bạn. Các phần tiếp theo của chương này sẽ bao gồm các cảnh báo đặc biệt trong cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông thường. Các mục kế tiếp sẽ tìm hiểu các vấn đề bảo mật của: