Sayfalar

Thực Hành - Hướng Dẫn Bảo Mật Thông Tin Trên Các Mạng Xã Hội Facebook, Twitter, Youtube ...

Chương này với mục đích giúp đỡ bạn tìm hiểu kỹ các thiết đặt về bảo mật và tính riêng tư của một số trang mạng xã hội phổ biến hiện nay với quan điểm nâng cao tính bảo mật cho việc sử dụng các trang mạng này, hay đúng hơn là giảm thiểu sự thiếu bảo mật. Đặc biệt, chương này bao gồm các hướng dẫn chi tiết về những vấn đề trên cho các trang FacebookTwitter, cũng như các chỉ dẫn chung khi sử dụng YouTubeFlickr.

Các trang mạng xã hội này là những trang mạng xã hội được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Chúng được sở hữu bởi các công ty tư nhân và, như đã lưu ý tại Bài 10. Hướng dẫn tự bảo vệ bản thân và thông tin khi sử dụng các mạng xã hội, những công ty này kiếm tiền bằng việc thu thập thông tin của người sử dụng và bán những thông tin này cho các công ty quảng cáo.  Trước khi lựa chọn, bạn nên cân nhắc các điểm sau:

  1. Liệu trang này có hỗ trợ kết nối SSL cho toàn bộ các tính năng của trang hay chỉ trong khi đăng nhập? Có cảnh báo nào liên quan tới mã hóa, như vấn đề với chứng chỉ mã hóa bảo mật hay không?
  2. Đọc kỹ Điều khoản Bản quyền Người dùng Cuối và Chính sách Bảo mật hay Chính sách Sử dụng Dữ liệu. Nội dung, hình ảnh và thông tin cá nhân bạn đăng tải sẽ được sử dụng như thế nào? Và chúng được chia sẻ cho những ai?
  3. Những tùy chọn bảo mật nào được cung cấp cho người sử dụng? Liệu bạn có thể chọn chia sẻ hình ảnh hay đoạn phim một cách bảo mật với một nhóm nhỏ các cá nhân hay chúng được đăng tải công khai theo mặc định?

      Hướng dẫn Bảo mật Facebook

Facebook là trang mạng xã hội phổ biến hỗ trợ truy cập từ nhiều loại thiết bị. Việc hiểu rõ và kiểm soát các thiết đặt riêng tư cho trang này là đặc biệt quan trọng.
Trang chủ
Yêu cầu Máy tính
  • Kết nối Internet
    Trình duyệt web Firefox  
Yêu cầu Đọc thêm
Thời gian tìm cần thiết để tìm hiểu sử dụng: 40 phút
Những điều bạn sẽ đạt được:
  • Khả năng giảm thiểu lượng thông tin cá nhân bị công khai khi sử dụng Facebook
  • Khả năng kiểm soát danh sách những người có thể truy cập hồ sơ thông tin, cập nhật trạng thái, hình ảnh và các dữ liệu khác trên Facebook của bạn cũng như thời điểm họ truy cập..
  • Khả năng giảm thiểu việc thông tin cá nhân của bạn bị sử dụng cho bên thứ ba bao gồm cả việc quảng cáo của các đối tác của Facebook và các trang web liên quan.

1.1 Những điều bạn nên nắm rõ về công cụ này trước khi bắt đầu

Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Facebook được giám sát bởi chính phủ Hoa kỳ, do đó các tổ chức quan trọng cần có chính sách quản lý chặt chẽ việc sử dụng facebook của nhân viên. .  

Bạn cần luôn cập nhật Các Thiết đặt Bảo mật Facebook. Các thiết đặt này được đề cập trong hướng dẫn này sẽ giúp tài khoản Facebook của bạn bảo mật tốt hơn (tại thời điểm tháng 4 năm 2015). Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến nghị bạn tìm hiểu trang hỗ trợ chính thức của Facebook về các thiết đặt Bảo mật và Riêng tư đối về các cập nhật bổ sung cũng như những hướng dẫn cho các thắc mắc của bạn: https://www.facebook.com/help/privacy.
Thông tin thêm về Chính sách Sử dụng Dữ liệu của Facebook, hãy tham khảo trang thông tin trực quan Me and My Shadow

      Hướng dẫn Thay đổi các Thiết đặt Cơ bản cho Tài khoản Facebook


Các mục trong trang này:
  • 2.0 Hướng dẫn Tạo Tài khoản Facebook
  • 2.1 Những Gợi ý Thiết đặt Tổng quát cho Tài khoản
  • 2.2 Các Thiết đặt Bảo mật cho Facebook
  • 2.3 Đăng ký
  • 2.4 Thiết đặt Ứng dụng


2.0 Hướng dẫn Tạo Tài khoản Facebook

Bước 1. Để tạo một tài khoản Facebook hãy mở trình duyệt của bạn, (chúng tôi khuyên dùng trình duyệt Firefox với tiện ích bảo mật  ), và hãy nhập https://vi-vn.facebook.com vào khung địa chỉ trên thanh trình đơn để truy cập vào trang chủ Facebook. Chú ý rằng ký tự s trong đường dẫn https chỉ ra rằng bạn đang kết nối trên kênh truyền có bảo mật bằng mã hóa (chính là bảo mật với Lớp Bảo mật Socket – SSL).
Bước 2. Điền thông tin các trường đánh dấu Họ, Tên, Your Email (Địa chỉ email) và Mật khẩu.

Hình 2: Một mẫu đăng ký hoàn thiện

Lưu ý: Hãy cân nhắc kỹ xem liệu bạn có muốn sử dụng họ tên thật cũng như địa chỉ thư điện tử của mình để đăng ký tài khoản Facebook hay không.

Lưu ý: Hãy ghi nhớ một điều hết sức quan trọng là cần sử dụng một mật khẩu mạnh để bảo vệ tài khoản và thông tin của bạn. Hãy xem Bài 3. Làm thế nào để tạo và duy trì mật khẩu bảo mật.
Bước 3. Chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu và hiểu rõ Điều khoản Sử dụngChính sách Sử dụng Dữ liệu của Facebook trước khi nhấn nút đăng ký. Các điều khoản này gồm những thông tin quan trọng về việc những thông tin dữ liệu nào bạn sẽ trao cho Facebook và chúng sẽ được sử dụng như thế nào. Để tìm hiểu về Chính sách Sử dụng Dữ liệu của Facebook, hãy xem các thông tin được trình bày trực quan tại trang web Me and My Shadow.
Bước 4. Trên màn hình Tìm kiếm Bạn bè, Facebook yêu cầu bạn cung cấp địa chỉ thư điện tử và mật khẩu để có thể tìm các địa chỉ liên lạc từ hòm thư của bạn đăng ký nhằm đưa ra một danh sách gợi ý để bạn có thể chọn thêm vào danh sách liên lạc trong Faceook. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn Bỏ qua.

Hình 3: Cửa sổ Tìm kiếm Bạn bè
Bước 5. Trên cửa sổ Thông tin Cá nhân Facebook yêu cầu bạn cung cấp thông tin như trường Trung học, Học viện hay Đại học của bạn, Cơ quan nơi bạn làm việc.   Hãy cân nhắc hết sức kỹ lưỡng liệu bạn có nên cung cấp những thông tin này hay không. Có thể là một ý hay khi cung cấp thông tin giả và điều này sẽ khiến người khác khó khăn trong việc tìm ra bạn. Bạn có thể chọn Bỏ qua nếu bạn không muốn cung cấp thông tin. Dựa trên các thông tin bạn cung cấp tại bước này, Facebook sẽ đưa ra những gợi ý về những bạn học cùng lớp hoặc đồng nghiệp của bạn để thêm vào danh sách bạn bè. Một lần nữa, hãy cân nhắc kỹ lưỡng việc thêm ai vào danh sách bạn bè và không nên thêm người nào mà bạn không biết hay tin tưởng vào danh sách liên lạc.
Nếu bạn không muốn thêm ai vào danh sách tại thời điểm này, bạn có thể chọn Bỏ qua.

Hình 4: Cửa sổ Thông tin Cá nhân
Bước 6. Trên cửa sổ Ảnh Đại diện Facebook yêu cầu bạn cung cấp một bức hình của bản thân bằng cách Tải Ảnh lên hoặc Chụp Ảnh qua webcam.

Hình 5: Cửa sổ Ảnh Đại diện của bạn
Lưu ý: Bức hình đại diện này, cũng như tấm hình bìa trên Facebook timeline, sẽ được thấy bởi bất kỳ ai truy cập tới trang thông tin cá nhân của bạn, bao gồm cả những người không nằm trong danh sách bạn bè, và không phụ thuộc vào các thiết đặt bảo mật tính riêng tư của bạn.
Sau khi đã nhấn Bỏ qua hoặc Lưu và Tiếp tục, bạn sẽ nhận được thông báo kiểm tra hộp thư điện tử đã cung cấp. Bạn sẽ nhận được một tin nhắn từ Facebook trong hộp thư yêu cầu bạn theo đường dẫn để xác nhận địa chỉ cung cấp có tồn tại. Sau khi thực hiện xong, trang mạng Facebook của bạn đã được khởi tạo.

2.1 Những Gợi ý Thiết đặt Tổng quát cho Tài khoản

Bước 7. Từ trang chủ Facebook của bạn, nhấn vào biểu tượng nhỏ hình mũi tên trỏ xuống ngay sát nút Home ở góc phải phía trên màn hình và chọn Thiết đặt Tài khoản.

Hình 6: Trình đơn thiết đặt
Cửa sổ trình đơn Thiết đặt Tài khoản sẽ xuất hiện. Khung đầu tiên là Thiết lập Tài khoản Chung, nơi bạn có thể sửa đổi các thông tin về họ tên, tên đăng nhập, địa chỉ hộp thư điện tử, mật khẩu, mạng và ngôn ngữ.

Hình 7: Thiết đặt Tổng quát Tài khoản

Bước 8. Hãy cân nhắc kỹ xem liệu bạn có muốn sử dụng họ tên thật cũng như địa chỉ thư điện tử của mình để đăng ký tài khoản Facebook hay không. Điều này có thể khiến cho các hacker có thể dễ dàng tìm ra bạn. Có thể sẽ an toàn hơn khi bạn tạo mới một tài khoản thư điện tử khác và sử dụng một bí danh làm tên đăng nhập (nickname) mới để đăng ký và sau đó có thể chia sẻ thông tin này cho bạn bè hoặc đối tác liên lạc. Tên và địa chỉ thư điện tử của bạn có thể được thay đổi dễ dàng khi nhấn vào các trường tương ứng tại trang này, khi đó một trình đơn xổ xuống sẽ xuất hiện. Thông tin thêm về hướng dẫn truy cập trực tuyến một cách nặc danh, hãy xem Bài 8. Làm thế nào để truy cập nặc danh và vượt qua kiểm duyệt trên mạng Internet.

Hình 8: Tùy chọn Tên
Bước 9. Bạn nên thường xuyên thay đổi mật khẩu của mình, tốt nhất là tối thiểu một lần trong vòng ba (3) tháng. Hãy nhớ một điều hết sức quan trọng là chọn một mật khẩu bảo mật đủ mạnh để bảo vệ tài khoản và thông tin của chính bạn. Tham khảo Bài **3. Làm thế nào để tạo và duy trì mật khẩu bảo mật **.

Hình 9: Tùy chọn Mật khẩu
Bước 10. Mạng lưới của bạn. Facebook cho phép bạn tham gia các nhóm, dựa trên các tiêu chí như trường trung học, trường đại học, cơ quan, quê quán hay thành phố bạn đang sinh sống, với mục đích giúp người dùng khác dễ dàng tìm và kết nối với bạn. Chính việc giúp bạn dễ dàng tìm các đối tác liên lạc cũng sẽ khiến người khác hay các hacker tìm ra bạn dễ dàng. Cân nhắc với số lượng người dùng của trang mạng xã hội, một điều khó xảy ra là bạn chỉ cần tham gia một nhóm để có thể kết nối với những người bạn biết và tin tưởng trên Facebook.

2.2 Các Thiết đặt Bảo mật cho Facebook

Bước 11. Nhấn vào trên trình đơn phía bên trái. Cửa sổ Thiết đặt Bảo mật sẽ xuất hiện.

Hình 10: Cửa sổ Thiết đặt Bảo mật
Bước 12. Nhấn chọn khung Duyệt Bảo mật * và, trên trình đơn vừa xuất hiện, hãy nhấn chọn ô *Duyệt Facebook bằng kết nối bảo mật khi có thể (https), rồi nhấn vào . Lựa chọn này đảm bảo rằng trình duyệt của bạn sẽ kết nối với trang web qua một kết nối Bảo mật Lớp Socket (SSL) theo mặc định.

Lưu ý: Ngay cả khi SSL được chọn, điều này không áp dụng cho Facebook Chat (Nhắn tin trên Facebook nay đã thay bằng facebook Messenger). Nếu bạn muốn chat (nhắn tin) với đối tác liên lạc để trao đổi bất kỳ vấn đề gì mang tính riêng tư cao, vì lý do thiếu an toàn nêu trên chúng tôi khuyến nghị bạn không nên sử dụng Facebook Chat. Để tìm hiểu về việc nhắn tin qua mạng một cách bảo mật, hãy xem Bài 7. Làm thế nào để bảo mật cho việc truyền thông trên Internet của bạn.

Hình 11: Các tùy chọn Duyệt web Bảo mật
Bước 13. Nhấn vào khung Thông báo Đăng nhập. Ở khung này bạn có thể chọn được thông báo mỗi lần tài khoản Facebook của bạn có đăng nhập từ một thiết bị bạn chưa từng sử dụng để đăng nhập. Chọn nhận thông báo qua Thư điện tử hoặc Text Message/Push (Gửi Tin nhắn tới Điện thoại).

Hình 12: Các tùy chọn Thông báo Đăng nhập

Bước 14. Để tăng cường thêm bảo mật, bạn có thể chọn yêu cầu nhập mã bảo mật mỗi khi đăng nhập tài khoản từ một máy tính hay thiết bị mà Facebook không từng nhận biết. Mã bảo mật sẽ được gửi qua tin nhắn SMS tới số điện thoại bạn đăng ký.
Lưu ý Để sử dụng tính năng này bạn sẽ phải cung cấp cho Facebook một số điện thoại của bạn, điều này có thể là bằng chứng bạn là chủ của tài khoản Facebook này. Sự thuận lợi cho việc tăng cường xác thực khi đăng nhập của tùy chọn này có thể khiến cho việc kết nối tới tài khoản dễ dàng hơn sử dụng các công cụ vượt kiểm duyệt (như Tor Browser, proxy, VPN, vv). Nếu bạn quyết định sử dụng tính năng này, hãy nhấn vào khung Xét duyệt Đăng nhập, và làm theo hướng dẫn để thiết đặt.

Hình 13: Tùy chọn Xét duyệt Đăng nhập
Bước 15. Nhấn vào khung Lịch sử Đăng nhập như Hình 10 phía trên, để kiểm tra chi tiết các phiên đăng nhập Facebook mà bạn có thể quên chưa đăng xuất – ví dụ như trong quán café Internet hay trên máy tính của một người bạn mà vẫn đang ở trạng thái đăng nhập.

Hình. 14: Một ví dụ danh sách các phiên đăng nhập đang hoạt động.
Việc đóng các phiên đăng nhập này rất quan trọng để tránh những người khác có thể truy nhập tài khoản Facebook của bạn, đặc biệt chú ý các thiết bị trong danh sách mà không phải của bạn hoặc bạn không hay biết gì về chúng. Để thực hiện việc đăng xuất các phiên này, đơn giản chỉ việc nhấn vào Kết thúc Hoạt động ở bên cạnh mỗi phiên đang hoạt động.

2.3 Đăng ký

Facebook cung cấp tùy chọn cho phép những người khác đăng ký vào tin tức trên trang của bạn mà không cần phải là bạn bè. Hãy cảnh giác với điều này bởi vì nếu bạn cho phép kẻ xấu hay hacker đăng ký xem tin tức của bạn, một số thông tin của bạn sẽ được xem bởi những người này và các thành viên trong mạng lưới của họ. Lựa chọn an toàn nhất là không cho phép người khác đăng ký theo dõi tin tức của bạn.
Bước 16. Nhấn vào khung ở bên trái như trong Hình 7 phía trên để chắc chắn ô chọn cho phép đăng ký theo dõi tin không được chọn.

Hình. 15: Thiết đặt Đăng ký theo dõi tin.

2.4 Thiết đặt Ứng dụng

Nhiều người sử dụng Ứng dụng (Apps) của hãng thứ ba như các trò chơi hoặc các nguồn tin mạng được liên kết tới các tài khoản Facebook của họ. Đối với nhiều trong số các ứng dụng này để sử dụng được bạn sẽ được yêu cầu chấp thuận cho phép nhà phát triển ứng dụng này truy cập một số thông tin nhất định về bạn và bạn bè của bạn có thể gồm mọi thông tin từ dữ liệu cá nhân như tuổi, vị trí, giáo dục, tình trạng hôn nhân,  cập nhật trạng thái và thông tin liên lạc và nhiều thông tin khác nữa. Để đảm bảo tối đa tính riêng tư cho bản thân và bạn bè và đối tác liên lạc, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên sử dụng các ứng dụng của hãng thứ ba trên Facebook trừ khi bạn có cơ sở để tin tưởng các ứng dụng này.
Các ứng dụng có thể được xóa bằng cách:
Bước 17. Nhấn vào khung phía bên trái màn hình. Cửa sổ danh sách các ứng dụng liên kết tới tài khoản của bạn sẽ hiện ra.

Hình 15: Ví dụ về danh sách các ứng dụng
Bước 18. Kích chuột vào ứng dụng bạn muốn xóa khỏi danh sách.

Hình 16: Nhấn chọn một ứng dụng trong danh sách để hiển thị các thông tin bạn cho phép chủ ứng dụng truy cập
Bước 19. Nhấn vào Gỡ bỏ Ứng dụng ở phía góc trên bên phải của trình đơn xổ xuống.

      Hướng dẫn Thay đổi các Thiết đặt Quyền Riêng tư


Các mục trong trang này:
  • 3.1 Cách thức Bạn Kết nối
  • 3.2 Timeline and Tagging
  • 3.3 Ứng dụng và Các Trang mạng
  • 3.4 Quảng cáo

Facebook đã và đang tăng cường việc cho phép người dùng kiểm soát các tính năng bảo mật. Tìm hiểu kỹ càng các tùy chọn về bảo mật cho phép bạn đạt được mức bảo mật riêng tư đáng kể trên Facebook.
Để thay đổi các Thiết đặt Bảo mật tài khoản Facebook của mình, chọn Thiết lập Quyền Riêng tư trên trình đơn xổ xuống phía góc trên bên phải màn hình. Trang Thiết lập Quyền Riêng tư xuất hiện, chúng tôi khuyến nghị bạn chọn tùy chọn Tùy chỉnh để chắc chắn rằng bạn kiểm soát hoàn toàn các thiết đặt bảo mật riêng tư của mình.

Hình 1: Trang các thiết đặt bảo mật

3.1 Cách thức Bạn Kết nối

Mục đầu tiên để thay đổi là “Cách thức Bạn Kết nối”, cho phép bạn kiểm soát những ai có thể tìm thấy trang thông tin của bạn, gửi tin nhắn và thêm bạn vào danh sách bạn bè.
Bước 1. Nhấn vào Chỉnh sửa thiết lập trong Cách thức Bạn Kết nối.
Bước 2. Thay đổi thiết đặt của tất cả các mục sang “Bạn bè” để mạng lưới của bạn chỉ gồm những người bạn quen biết, và không được truy cập bởi người bất kỳ:

Hình 2: Tùy chọn Cách thức Kết nối

3.2 Trình tự Thời gian và Gắn tên

Trên trình đơn Timeline and Tagging (Trình tự Thời gian và Gắn tên), bạn có thể xác định hành động khi bạn bè gắn tên bạn (tag) hoặc chủ đề của bạn cùng với hành động tương ứng khi họ đăng tải trên timeline của bạn.
Bước 3. Nhấn vào trình đơn Timeline and Tagging (Trình tự Thời gian và Gắn tên). Sẽ có thêm các tùy chọn bảo mật xuất hiện phía dưới trình đơn xổ xuống:

Hình 3: Trình đơn Timeline and Tagging

Bước 4. Chọn cho phép hoặc không cho phép bạn bè hoặc các đối tượng khác có thể đăng bài trên trang timeline của bạn.
Lưu ý Nếu bạn quyết định cho phép bạn bè và các đối tượng khác đăng tin trên trang timeline của bạn, bạn có thể thiết đặt để tin đó chỉ được xem bởi bạn. Để chọn thiết đặt này, trong mục Who can see what others post in your timeline (Ai có thể xem các tin được đăng bởi những người khác) chọn Tùy chỉnh và chọn Make this visible to: Only me (Để tin này được đọc bởi: Chỉ mình tôi).
Bước 5. Bật tùy chọn Timeline Review, tùy chọn này cho phép bạn kiểm tra và chấp nhận các tin và ảnh bạn được gắn tên (tag) trước khi chúng xuất hiện trên trang timeline của bạn. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn bè hay các thành viên khác trong mạng lưới của bạn không đăng tải vị trí hay thông tin cá nhân của bạn.
Facebook đã bắt đầu thực hiện việc sử dụng công nghệ nhận dạng mặt cho phép xác định các bức hình trông giống bạn trong các hình ảnh của bạn bè và các đối tác liên lạc của bạn đồng thời gợi ý họ gắn tên (tag) bạn cho các hình ảnh này. Tính năng này, về quyền riêng tư bản thân nó đã chứa đựng những vấn đề rất nhạy cảm vì vậy chúng tôi hết sức khuyến nghị bạn tắt tính năng này.
Bước 6. Nhấn vào mục Who sees tag suggestions when photos that look like you are uploaded (Ai có thể thấy gợi ý gắn tên khi các bức hình trông giống bạn được đăng tải) và chọn Không ai cả.

Hình 4: Các tùy chọn cho phép đối tượng nào có thể thấy gợi ý gán tên
Bước 7. Nhấn vào
Facebook cũng có tùy chọn cho phép bạn ‘xóa’ các sự kiện timeline hoặc các tin cũ trên tường đã tồn tại trong một khoảng thời gian xác định.
Bước 8. Nhấn vào mục Manage Past Post Visibility (Quản lý Hiển thị Tin Cũ) trên khung Limit the Audience for Past Posts (Giới hạn Người xem đối với Tin Cũ).

Hình 5: Tùy chọn hiển thị tin cũ
Bước 9. Nhấn chọn mục “Limit Old Posts”.

Hình 6: Tùy chọn giới hạn các tin cũ
Bước 10. Nhấn vào

3.3 Ứng dụng và Các Trang mạng

Như đã đề cập trong mục 2.4 của chương này, nhiều ứng dụng trên Facebook yêu cầu truy cập không chỉ thông tin của người sử dụng mà cả thông tin của những người trong danh sách bạn bè. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn không sử dụng bất kỳ ứng dụng nào, bên thứ ba vẫn có thể thu thập các thông tin của bạn đơn giản vì bạn bè của bạn sử dụng các ứng dụng đó. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi được. Để chấm dứt việc bạn bè có thể chia sẻ thông tin cá nhân của bạn qua các ứng dụng họ sử dụng: Bước 11. Nhấn vào mục Ads, Apps and Websites (Quảng cáo, Ứng dụng và các Trang mạng) và nhấn vào mục thiết đặt cho How people bring your info to apps they use (Cách thức người khác sử dụng thông tin của bạn trong các ứng dụng) :

Hình 7: Tùy chọn ứng dụng, trò chơi và các trang mạng
Chúng tôi khuyến nghị bạn bỏ chọn tất cả các ô chọn để đảm bảo dữ liệu của bạn hoàn toàn được bảo vệ và không được tìm thấy và sử dụng bởi bất kỳ ứng dụng của bên thứ ba nào được bạn bè của bạn sử dụng. Sau đó nhấn vào .
Hình 8: Các tùy chọn về cách thức người khác sử dụng thông tin của bạn trong các ứng dụng họ sử dụng
Tính năng Instant Personalization của Facebook cũng cho phép một số trang mạng truy cập thông tin công khai của bạn khi bạn truy cập các trang này. Các trang này thực hiện việc tùy biến nội dung để phù hợp với sở thích và nhu cầu của bạn do đó tạo nên các trải nghiệm được cá nhân hóa. Để tăng cường bảo mật, nếu dịch vụ loại này được cung cấp tại khu vực của bạn truy cập, hãy tắt nó đi.
Bước 12. Nhấn vào trong khung Instant Personalisation. Nhấn vào trên cửa sổ giải thích tính năng Instant Personalisation vừa xuất hiện, và phía bên dưới cùng của trang tiếp theo hãy chắc chắn rằng hộp chọn Enable instant personalisation on partner websites (Cho phép tùy biến theo cá nhân trên các trang web đối tác) được hủy chọn.

Hình 9: Tùy chọn tùy biến theo cá nhân
Một cách đơn giản nhất để tìm kiếm thông tin về ai đó là nhập tên người cần tìm vào một công cụ tìm kiếm như Google. Để làm cho những kẻ xấu hay hacker không dễ dàng tìm ra trang Facebook của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn cũng không để bị tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo, vv. Bước 13. Nhấn vào Chỉnh sửa Thiết lập trong mục Tìm kiếm công khai và hủy chọn hộp chọn Bật Tìm kiếm công khai.

Hình 10: Tùy chọn tìm kiếm công cộng
Bước 14. Nhấn vào khi cửa sổ hiện lên.

3.4 Quảng cáo

Facebook Advertisements (Quảng cáo trên Facebook): Facebook hiện hứa hện sẽ không cung cấp tên hay hình ảnh của bạn cho các đơn vị quảng cao, tuy nhiên khả năng này đang được để ngỏ trong tương lai. Sẽ là ý hay khi thay đổi các thiết đặt này để các thông tin cá nhân của bạn được đảm bảo riêng tư trong trường hợp các quy định liên quan tới quảng cáo có thay đổi trong tương lai:

Hình 11: Tùy chọn Quảng cáo
Bước 15. Nhấn vào mục Chỉnh sửa Thiết lập trên khung Ads.
Bước 16. Nhấn vào Sửa thiết lập quảng cáo của bên thứ ba bên dưới mục Các quảng cáo của bên thứ ba.
Bước 17. Trong trình đơn xổ xuống bên cạnh mục If we allow this in the future, show my information to: (Nếu chúng tôi cho phép tính năng này trong tương lai, hiển thị thông tin của tôi cho:, chọn Không ai cả.
Bước 18. Nhấn vào .
Bước 19. Bên dưới mục Quảng cáo và Bạn bè, Nhấn vào Sửa thiết lập quảng cáo xã hội.
Bước 20. Ở phía dưới cùng của trang, bên cạnh mục Pair my social actions with ads for: (Gắn hoạt động trên mạng xã hội của tôi với quảng cáo cho chọn Không ai cả.
Bước 21. Nhấn vào

      Hướng dẫn Tạm khóa Tài khoản hoặc Xóa Trang Facebook của Bạn


Các mục trong trang này:
  • 4.1 Tạm khóa Tài khoản Facebook của bạn
  • 4.2 Xóa trang Facebook của bạn


4.1 Tạm khóa Tài khoản Facebook của bạn

Bạn có thể muốn cân nhắc việc tạm thời đóng cửa trang Facebook của mình mỗi khi bạn đăng xuất và mở trở lại khi bạn muốn sử dụng trang này. Điều này đồng nghĩa với việc trang Facebook của bạn cùng với thông tin cá nhân sẽ không thể truy xuất được đối với những kẻ xấu hay hacker   khi bạn không đăng nhập, tuy nhiên thông tin của bạn sẽ không bị xóa và được truy xuất lại như cũ khi bạn đăng nhập vào tài khoản. Để tạm khóa tài khoản Facebook của mình:
Bước 1. Chọn Thiết đặt Tài khoản từ trình đơn xổ xuống nằm phía góc trên bên phải màn hình.

Hình 1: Trình đơn thiết đặt
Bước 2. Nhấn vào trên trình đơn ở khung bên trái sau đó chọn tùy chọn Tạm khóa tài khoản
Bước 3. Facebook sẽ hiển thị một trang thuyết phục bạn từ bỏ ý định tạm thời đóng cửa trang của mình, cùng với một câu hỏi ngắn tìm hiểu lý do của việc đóng cửa tạm thời này. Điều quan trọng cần chú ý ở đây là nếu bạn là người quản trị duy nhất của một số Trang hay Nhóm trên Facebook (ví dụ như các trang phục vụ cho một tổ chức hay một chiến dịch), bạn sẽ phải tiến cử một quản trị viên khác trong trường hợp bạn không muốn trang hay nhóm này không hoạt động trong thời gian tài khoản của bạn đang tạm thời ngừng hoạt động.

Hình 2: Xác nhận bạn muốn đóng cửa tạm thời tài khoản Facebook của mình
Bước 4. Nhấn vào ở cuối trang.
Bước 5. Nhập mật khẩu và nhấn vào
Bước 6. Nhập dãy chữ và số ngẫu nhiên trên màn hình vào khung yêu cầu theo quy định bảo mật và nhấn vào .

4.2 Xóa tài Tài khoản Facebook của bạn

Việc đóng cửa tạm thời trang Facebook cá nhân của bạn cho phép bạn sau đó quay lại bằng cách rất đơn giản là đăng nhập lại và mọi thông tin được giữ nguyên. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định không tiếp tục sử dụng Facebook, bạn có thể xóa toàn bộ trang cá nhân. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu lưu trên tài khoản Facebook của bạn như hình ảnh và các tin nhắn. Tuy nhiên, bạn có cơ hội tải về các thông tin này trước khi trang cá nhân hoàn toàn bị xóa. Bước 1. Truy cập trang https://www.facebook.com/help/delete_account

Hình 3: Xóa trang cá nhân của bạn
Bước 2. Nhấn vào .
Bước 3. Nhập vào mật khẩu và nhập lại từ và số ngẫu nhiên xuất hiện trên màn hình vào ô được yêu cầu theo thủ tục an toàn.

Hình 4: Bước kiểm tra an toàn cuối cùng
Bước 4. Nhấn vào . Bạn sẽ thấy một thông báo nêu rõ tài khoản của bạn sẽ được xóa trong 14 ngày. Trong khoảng thời gian đó, bạn vẫn có thể thay đổi ý định và kích hoạt lại tài khoản của mình và hủy lệnh xóa tài khoản.

Bạn cũng có thể xóa tài khoản của mình qua thư điện tử bằng cách gửi một thư tới địa chỉ privacy@facebook.com với yêu cầu họ xóa tài khoản của bạn. Lưu ý: Tuy nhiên Facebook không hề nêu rõ rằng dữ liệu của bạn có được xóa triệt để khỏi các cơ sở dữ liệu của họ hay không.  Việc xóa tài khoản thường chỉ bao gồm việc xóa các thông tin có liên hệ trực tiếp tới tài khoản của bạn. Những thông tin về hoạt động của bạn trên Facebook – như các tin, bài đăng trên các nhóm hoặc tin nhắn gửi tới ai đõ sẽ không bị xóa.

      Hướng dẫn Bảo mât Twitter


Twitter là trang mạng xã hội nơi thành viên tham gia chia sẻ thông tin qua dòng cập nhật trạng thái dài 140 ký tự. Tin nhắn cập nhật này về nguyên thủy là trả lời cho câu hỏi "hiện tại bạn đang làm gì?" cho dù mục đích sử dụng tin nhắn trạng thái này đã it nhiều thay đổi như là một phương tin truyền tải thông tin đa dạng. Không giống như Facebook, trên Tweeter bạn ‘theo dõi’ những người dùng khác bạn quan tâm, chứ không nhất thiết là những người bạn biết.
Trang chủ
Yêu cầu Máy tính - Kết nối Internet - Trình duyệt Firefox với tiện ích bảo mật 
Yêu cầu Đọc thêm
Thời gian cần thiết để tìm hiểu trước khi sử dụng công cụ này: 40 phút
Những điều bạn đạt được:
  • Khả năng giảm thiểu lượng thông tin cá nhân được đăng tải công khai khi sử dụng Twitter
  • Khả năng kiểm soát những người nào có thể thấy các thông tin cập nhật trạng thái, hình ảnh và các dữ liệu khác của bạn chia sẻ trên Twitter
  • Khả năng hạn chế lượng thông tin cá nhân của bạn bị sử dụng bởi các bên thứ ba

1.1 Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu sử dụng công cụ này

Twitter nêu rõ trong điều khoản sử dụng dịch vụ: “Với bản quyền này bạn ủy quyền cho chúng tôi làm cho tin nhắn Tweets của bạn sẵn có đối với phần còn lại của thế giới và cho phép những người dùng khác thực hiện điều tương tự. Nhưng những gì của bạn vẫn thuộc về bạn – bạn sở hữu nội dung của mình”.
Mặc dù Twitter là một trang web, nhiều người dùng tương tác và quản lý Twitter của họ thông qua các ứng dụng là các tiện ích Twitter được cài đặt trên thiết bị. Nếu bạn sử dụng một tiện tích Twitter bạn cần sử đảm bảo rằng chương trình này sử dụng kết nối bảo mật, qua một kênh kết nối mã hóa, hãy xem phần Bảo mật trang web thư điện tử của bạn trong Bài 7: Làm thế nào để bảo mật truyền thông trên Internet.
Thêm nữa, tương tự như Facebook, nhiều người sử dụng Twitter kết nối với một số các trang web và ứng dụng khác để chia sẻ cập nhật trạng thái, hình ảnh, vị trí, các đường dẫn, vv. Việc sử dụng các ứng dụng này có thể đem lại nhiều nguy cơ mất an toàn bảo mật, và một điều hết sức quan trọng là các thiết đặt về bảo mật trên tất cả các ứng dụng này cần được đảm bảo ở mức bảo mật nhất có thể.

Cơ quan An toàn Nội địa của Mỹ thực hiện việc theo dõi Twitter và các trang mạng xã hội khác vì vậy nếu bạn đang làm việc trong các tổ chức hay co quan an ninh của chính phủ thì không nên sử dụng chúng. Để có thêm thông tin về Chính sách Bảo mật của Twitter, hãy truy cập trang web với nội dung trực quan Me and My Shadow.
 

      Hướng dẫn Thay đổi Thiết đặt Cơ bản cho Tài khoản Twitter

2.1 Các Thiết đặt Cơ bản cho Tài khoản Twitter

Các Thiết đặt Cơ bản cho Tài khoản Twitter cho phép bạn kiểm soát cách thức người dùng khác có thể tìm thấy trang cá nhân của bạn, ai có thể nhìn thấy các tin nhắn tweets của bạn, vị trí của bạn cũng như các thông tin khác nhất là khi bạn truy cập Twitter qua trình duyệt web (không phải sử dụng phần mềm khách trên máy tính hay ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc điện thoại GSM).

Hình 1: Các tùy chọn
Bước 1. Nhấn vào biểu tượng ở góc trên bên phải màn hình và chọn Settings (Thiết đặt). Trang thiết đặt sẽ xuất hiện.
Bước 2. Ngay phía trên đầu danh sách Account Settings (Thiết đặt Tài khoản), bạn có thể thấy thiết đặt tên đăng nhập và địa chỉ thư điện tử. Hãy cân nhắc kỹ liệu bạn có muốn sử dụng tên thật của mình hay sử dụng một cái tên giả làm tên đăng nhập, và địa chỉ thư điện tử nào bạn muốn đưa vào trang thông tin của mình. Hủy chọn hộp chọn let others find me by my email address (cho phép người dùng khác tìm thấy tôi qua địa chỉ thư điện tử).

Hình 2: Thiết đặt tên đăng nhập và thư điện tử
Bước 3. Twitter cung cấp tùy chọn gắn thông tin vị trí của bạn vào dòng thông báo trạng thái. Sử dụng tính năng này sẽ dẫn tới một số nguy cơ mất an toàn: ví dụ, nếu bạn đi vắng khỏi thành phố của mình, việc đưa thông tin vị trí của bạn lên tin nhắn tweets có thể là một thông tin quý giá cho một kẻ trộm có ý định đột nhập vào nhà hay văn phòng trong lúc bạn đi vắng (điều này đã được minh chứng qua một số cầu thủ bóng đá giải ngoại hạng Anh bị kẻ trộm viếng thăm do đưa tin lên Twitter). Vì vậy, bạn nên chắc chắn rằng tùy chọn Add a location to my tweets (Thêm thông tin vị trí của tôi vào tin nhắn tweets) được hủy chọn.

Hình 3: Tùy chọn thông tin vị trí
Bước 4. Nhấn vào để mọi thông tin liên quan tới vị trí của bạn trong các tin nhắn tweets trước đây sẽ được gỡ bỏ.
Bước 5. Thiết đặt mặc định trên Twitter cho tất cả các tin nhắn tweets của bạn là ở trạng thái có thể xem được bởi bất kỳ ai, kể cả những người không đăng ký theo dõi tin của bạn hoặc thậm chí không có tài khoản Twitter.

Hình 4: Tùy chọn Bảo vệ Tin nhắn Tweets
Bước 6. Twitter cung cấp dịch vụ cá nhân hóa bằng việc giám sát hành vi truy cập web của bạn trên mọi trang web có chứa nút Twitter hay đoạn mã ứng dụng, đồng thời dựa trên các hành vi này để đưa ra các gợi ý cho bạn theo dõi tin nhắn tweets của các cá nhân hay tổ chức. Nếu dịch vụ này đang được kích hoạt, chúng tôi khuyến nghị bạn nên tăt đi, và hơn thế nữa hay sử dụng tiện ích DoNotTrack cho trình duyệt Firefox để tăng cường bảo mật cho bạn.
Bước 7. Twitter cho phép bạn sử dụng kết nối bảo mật được mã hóa Secure Socket Layer (Mã hóa Lớp Socket) (SSL) (chính là giao thức "HTTPS"), giúp ngăn chặn bên thứ ba tìm cách "nghe lén" nội dung trên kênh liên lạc giữa máy tính của bạn và trang Twitter. Hãy chắc chắn tùy chọn Always use HTTPS (Luôn sử dụng HTTPS) được chọn.

Hình 5: Tùy chọn HTTPS
Lưu ý: Hãy ghi nhớ, thiết đặt này chỉ được áp dụng khi sử dụng Twitter qua trình duyệt web, như Firefox. Nếu bạn sử dụng chương trình cài đặt riêng Twitter Client như ứng dụng trên điện thoại thông minh HootSuite, bạn sẽ phải thay đổi thiết đặt trong phần mềm cài đặt này để thiết lập kênh kết nối SSL, và tùy chọn này sẽ không có trong các phần mềm cài đặt hay ứng dụng.
Bước 8. Nhấn vào

      Tiện ích và các Ứng dụng Twitter


Các mục trong trang này:
  • 2.0 Hướng dẫn Chung về Phần mềm tiện ích và Ứng dụng
  • 2.1 TwitPic
  • 2.2 YFrog
  • 2.3 HootSuite
  • 2.4 Ứng dụng trên điện thoại thông minh


2.0 Hướng dẫn Chung về Phần mềm tiện ích và Ứng dụng

Người dùng Twitter có thể sử dụng nhiều ứng dụng đa dạng do bên thứ ba phát triển, bao gồm các trang mạng và chia sẻ ảnh khác để liên kết với tài khoản Twitter của mình, lấy ví dụ để chia sẻ ảnh được tải lên trang như TwitPic, YFrog hay Flickr. Tuy nhiên, như đã đề cập trong Bài 10. Làm thế nào để bảo vệ bản thân và dữ liệu khi tham gia sử dụng các mạng xa hội bạn cần hết sức lưu ý khi liên kết trang thông tin cá nhân của mình với nhiều trang mạng xã hội khác nhau. Các trang mạng của hãng thứ ba có điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật và thiết đặt tính riêng tư khác nhau và không nhất thiết giống của Twitter. Vì vậy, mặc dù tài khoản Twitter có thể khá bảo mật, thông tin cá nhân của bạn trên trang mạng khác có thể bị tiết lộ, đồng thời nếu bạn sử dụng cùng tên đăng nhập hay địa chỉ thư điện tử cho tất cả các trang khác nhau bạn có thể dễ dàng bị theo dõi. Số lượng các trang mạng và ứng dụng nêu trên rất nhiều và trong hướng dẫn này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu một số trong đó. Tuy nhiên một điều rất quan trọng là bạn cần tìm hiểu và thay đổi các thiết đặt bảo mật của mọi ứng dụng của hãng thứ ba có liên kết tới tài khoản Twitter của bạn. Nếu bạn cho rằng các thiết đặt đó không đảm bảo bảo mật, hãy xóa mục thông tin của bạn trên ứng dụng này và hủy truy cập của ứng dụng này tới tài khoản Twitter của bạn.
Khi bạn muốn hủy truy cập của một ứng dụng tới thông tin cá nhân trên tài khoản Twitter của mình:
Bước 1. Vào trang Settings (Thiết đặt) trong tài khoản và nhấn vào khung Apps (Ứng dụng) ở phía bên trái màn hình.

Hình 1: Trình đơn Thiết đặt
Bước 2. Mở danh sách các ứng dụng kết nối tới tài khoản Twitter của bạn, chọn ứng dụng bạn muốn hủy kết nối, nhấn vào .

Hình 2: Một ví dụ về danh sách ứng dụng

2.1 TwitPic

Nhiều người dùng Twitter sử dụng trang TwitPic để tải lên và lưu trữ hình ảnh và chia sẻ qua Twitter. Hãy luôn ghi nhớ rằng TwitPic là một công ty khác không có liên quan tới Twitter và họ có Điều khoản Sử dụng và Chính sách Bảo mật riêng. Về điều này,một điều quan trọng cần lưu ý là TwitPic không cung cấp cho người dùng tùy chọn ẩn thông tin cá nhân hay hình ảnh. Mọi hình ảnh tải lên TwitPic đều được công khai theo mặc định và không thể thay đổi thuộc tính này. Trong trường hợp bạn sử dụng cùng một tên đăng nhập cho cả tài khoản TwitterTwitPic, một kẻ xấu hay hacker  có thể dễ dàng truy cập toàn bộ hình ảnh bạn đã đăng tải lên TwitPic.
TwitPic cho phép những người dùng khác gán tên (tag) bạn lên những bức hình họ chụp. Điều này có thể đem lại những nguy cơ cho bạn nếu ai đó ‘gán tên’ bạn vào những bức hình có tính nhạy cảm và những bức hình và thông tin này được đăng công khai. Vì lý do đó bạn được khuyến nghị không cho phép người dùng khác gắn tên của bạn lên những bức hình của họ:
Bước 1. Nhấn vào Settings trên trình đơn phía góc trên bên phải màn hình.

Hình 3: Thanh trình đơn trên trang chủ TwitPic
Bước 2. Trong phần privacy (tính riêng tư), hủy chọn ô Allow others to tag my photos (Cho phép người khác gắn tên vào hình ảnh của tôi) và nhấn vào nút Save Changes (Lưu thay đổi).

Hình 4: Tùy chọn Gắn tên
Nếu bạn muốn xóa các hình ảnh có tính nhạy cảm khỏi TwitPic:
Bước 3. Nhấn vào Profile (Thông tin cá nhân) trên trình đơn phía góc trên bên phải màn hình.
Bước 4. Nhấn vào Delete ở bên cạnh hình ảnh bạn muốn xóa.

Hình 5: Các Tùy chọn cho Hình ảnh
Nếu bạn muốn xóa tài khoản TwitPic của mình.
Bước 5. Nhấn vào Settings (Thiết đặt) ở phía góc trên bên phải màn hình.
Bước 6. Trong mục Delete Account (Xóa Tài khoản), nhập các từ trong hình ảnh "captcha" vào khung yêu cầu.

Hình 6: Ảnh "captcha" được nhập vào trước khi bạn có thể xóa trang thông tin của mình
Bước 7. Nhấn vào .

2.2 YFrog

YFrog thuộc về hãng ImageShack
Tại thời điểm bài viết, cũng như TwitPic, mọi hình ảnh trên YFrog được công khai theo mặc định và không có tùy chọn thay đổi thuộc tính này. Theo Điều khoản Sử dụng Dịch vụ của ImageShack, bạn có thể bỏ quyền công khai nội dung của bạn của hãng này bằng cách liên lạc trực tiếp với họ. Có thể mất tới 24 tiếng để yêu cầu của bạn có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu bạn bảo vệ tin nhắn tweet trên Twitter, tin nhắn tweet này sẽ không được thấy qua tài khoản YFrog của bạn cho dù các hình ảnh vẫn được công khai. YFrog cho phép người dùng khác gán tên (tag) những bức hình của bạn do họ chụp. Điều này có thể đem lại những nguy cơ cho bạn nếu ai đó ‘gán tên’ bạn vào những bức hình có tính nhạy cảm và những bức hình và thông tin này được đăng công khai. Vì lý do đó bạn được khuyến nghị không cho phép người dùng khác gắn tên của bạn lên những bức hình của họ.
Bước 1. Nhấn vào hình mũi tên tại góc trên bên phải màn hình và chọn Settings (Thiết đặt)

Hình 7: Tùy chon YFrog
Trang thiết đặt YFrog sẽ xuất hiện.

Hình 8: Trình đơn thiết đặt YFrog.
Bước 2: Trong phần Photo tagging (như trogn hình bên dưới), Nhấn vào Change (Sửa đổi) và hủy chọn hộp chọn People can tag me in their photos (Người khác có thể gán tên tôi trên ảnh của họ).

Hình 9: Tùy chọn Photo tagging
Nếu bạn muốn xóa tài khoản YFrog của mình, hãy quay lại trình đơn Settings (Thiết đặt):
Bước 3: Vẫn trong trang thiết đặt, Nhấn vào Delete bên cạnh tùy chọn Delete account (xóa tài khoản). Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu.
Bước 4. Nhập mật khẩu của bạn và nhấn vào .

2.3 HootSuite

HootSuiteTiện ích Twitter phía máy khách cho phép người dùng quản lý và sắp xếp đồng thời nhiều tài khoản Twitter, lên lịch các tin nhắn tweets, phân tích các thông tin liên quan liên lạc qua Twitter và hỗ trợ tương hỗ việc sử dụng Twitter trong một tổ chức.
Bước 1: Tiện ích HootSuite Twitter mặc định không sử dụng kết nối mã hóa (Secure Socket Layer, chính là HTTPS). Tuy nhiên, chương trình có cung cấp cho người dùng tùy chọn này. Hãy nhấn vào Settings (Thiết đặt) trong trình đơn phía bên tay trái màn hình sau đó nhấn vào Account (Tài khoản).

Hình 10: Trang chủ HootSuite
Bước 2. trong trình đơn Account Preferences, nhấn vào Preferences.

Hình 11: HootSuite preferences.
Bước 3. Nhấn vào .

2.4 Smartphone Apps

Một số Tiện ích phía máy khách và Ứng dụng bao gồm cả những chương trình đề cập phía trên cũng có phiên bản cho điện thoại thông minh như iPhone, Android, Blackberryes hay Windows Phones. Hãy ghi nhớ một điều quan trọng là điện thoại thông minh có những vấn đề nội tại về bảo mật và những Tiện ích hay Ứng dụng cho điện thoại thông minh có thể sẽ kém an toàn hơn đối với những phiên bản trên máy tính: ví dụ chúng không hỗ trợ kết nối tới Twitter qua kết nối bảo mật SSL khiến nội dung tin nhắn tweets của bạn bị lộ. Để có thêm hướng dẫn giảm thiểu các nguy cơ an toàn khi sử dụng điện thoại thông minh, hãy xem Bài 10.

      YouTube


YouTube là một dịch vụ web cho phép chia sẻ phim ảnh và các nội dung Internet khác.
YouTube là công cụ tuyệt vời để đưa đoạn phim của bạn tới hàng triệu người xem. Tuy nhiên, với thực tế YouTube được sở hữu bởi Google, và nếu Google cho rằng nội dung đoạn phim của bạn có thể bị phản đối, họ sẽ xóa nó khỏi YouTube. Điều này có nghĩa là YouTube không phải là nơi an toàn để lưu trữ các đoạn phim của bạn. Google đã từng được biết tới việc chịu ảnh hưởng và xóa các nội dung được đăng tải trên YouTube để tránh việc trang này bị kiểm duyệt. Vậy nếu bạn muốn mọi người có thể xem được đoạn phim của bạn, hãy đăng tải một bản sao của đoạn phim này lên YouTube - đừng lưu trữ bản duy nhất trên YouTube như một nơi lưu trữ an toàn.
Google sẽ ghi nhật ký thông tin người dùng và vị trí đối với các đoạn phim được đăng tải và xem. Các thông tin này có thể bị sử dụng để theo dõi người dùng.
Để tìm hiểu thêm về Chính sách Bảo mật của Google, hãy tham khảo trang hình ảnh trưc quan Me and My Shadow.

Mẹo dùng YouTube:

  • Không bao giờ đăng tải các đoạn phim về người khác mà không được sự đồng thuận của họ. Ngay cả khi có sự đồng tình, hãy suy nghĩ về các hậu quả có thể xảy ra.
  • Khi cần mở trang YouTube, hãy nhập https://www.youtube.com vào ô địa chỉ trên trình duyệt – điều này đảm bảo rằng kết nối giữa máy tính của bạn và các máy chủ YouTube sẽ được mã hóa bằng kết nối SSL (Lớp Mã hóa Bảo mật Socket). Để chắc chắn rằng bạn sử dụng kết nối bảo mật cho tất cả những lần kết nối, chúng tôi khuyến nghị bạn sử dụng trình duyệt Firefox với thành phần mở rộng HTTPS Everywhere để kết nối YouTube.
  •  Hãy luôn lưu giữ một bản sao của các đoạn phim bạn chia sẻ trên Google/YouTube.
  • Sử dụng các thiết đặt riêng tư để chỉ chia sẻ các đoạn phim với những cá nhân xác định.

Các lựa chọn ngoài YouTube

Nếu bạn không muốn đăng tải các đoạn phim của mình với Google, có thể có các lựa chọn khác, như Vimeo. Giống như YouTube, trang này sử dụng kết nối bảo mật qua SSL, và cung cấp cho người sử dụng một số các tùy chọn bảo mật tính riêng tư và kiểm soát các quyền sở hữu sáng tạo với các đoạn phim của mình. Một số trang cung cấp các tính năng tương tự có thể khá phổ biến ở các khu vực khác, nếu muốn bạn có thể tìm hiểu. Trước khi lựa chọn, bạn nên cân nhắc các điểm sau:
  1. Liệu trang này có hỗ trợ kết nối qua SSL cho toàn bộ các tính năng của trang hay chỉ trong khi đăng nhập? Có vấn đề nào liên quan tới mã hóa, như vấn đề với chứng chỉ mã hóa bảo mật hay không?
  2. Đọc kỹ Điều khoản Bản quyền Người dùng Cuối và Chính sách Bảo mật hay Chính sách Sử dụng Dữ liệu. Nội dung, hình ảnh và thông tin cá nhân bạn đăng tải sẽ được sử dụng như thế nào? Và chúng được chia sẻ cho những ai?
  3. Những tùy chọn bảo mật nào được cung cấp cho người sử dụng? Liệu bạn có thể chọn chia sẻ đoạn phim một cách bảo mật với một nhóm nhỏ các cá nhân hay chúng được đăng tải công khai theo mặc định?
  4.  Bạn có biết về vị trí đặt máy chủ vật lý, chịu ảnh hưởng pháp lý của khu vực nào hay công ty đăng ký tại đâu? Bạn có nhận thức rõ về mối liên quan giữa các thông tin trên với tính bảo mật và riêng tư trong các hoạt động sử dụng thư điện tử và thông tin của minh? 

      Flickr

Tính năng: chia sẻ hình ảnh/phim, chia sẻ các nội dung trên Internet
Flickr được sở hữu bởi Yahoo! Và chương trình cho phép đăng nhập từ các tài khoản khác bao gồm tài khoản Google và Facebook Các nội dung được đăng tải trên Flickr thuộc sở hữu của bạn, bạn có thể thay đổi các thuộc tính liên quan tới bản quyền mở hoặc quyền sở hữu. Bạn đông thời trao cho Yahoo! quyền phân phối các hình ảnh hoặc phim khi đăng tải các nội dung này.
Với nguyên nhân về sự đa dạng của các thuộc tính bản quyền, Flickr là một nguồn tuyệt vời cung cấp hình ảnh có thể sử dụng trong các chiến dịch cũng như là địa chỉ chia sẻ hình ảnh với các đồng nghiệp, các đồng minh và các thành viên thuộc mạng lưới của bạn.
Để tìm hiểu thêm về Chính sách Bảo mật của Yahoo!, hãy truy cập trang thông tin trực quan Me and My Shadow

Mẹo dùng Flickr

  • Kiểm tra đảm bảo Flickr không hiển thị các thông tin ẩn được tạo ra bởi máy ảnh của bạn (metadata); dữ liệu này có thể gồm ngày tháng, thời gian, định vị GPS, loại máy ảnh, v v.
  • Đừng bao giờ chia sẻ hình ảnh của người khác trên Flickr mà không được sự đồng thuận của họ, và hãy đảm bảo rằng chủ thể của các hình ảnh đồng ý với thông tin bản quyền bạn sẽ sử dụng cho những bức hình của họ.
Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ thực hiện giám sát Flickr và các trang mạng xã hội khác vì vậy bạn không nên đăng tải những thông tin riêng tư của cơ quan hay tổ chức mình đang làm việc trên mạng xã hội này.

Các lựa chọn ngoài Flickr

Nếu bạn không muốn đăng tải hình ảnh của mình trên Yahoo, Google hay Facebook, có thể có các lựa chọn khác. Một số trang cung cấp các tính năng tương tự có thể khá phổ biến ở các khu vực khác, nếu muốn bạn có thể tìm hiểu. Trước khi lựa chọn, bạn nên cân nhắc các điểm sau:
  1. Liệu trang này có hỗ trợ kết nối qua SSL cho toàn bộ các tính năng của trang hay chỉ trong khi đăng nhập? Có vấn đề nào liên quan tới mã hóa, như vấn đề với chứng chỉ mã hóa bảo mật hay không?
  2. Đọc kỹ Điều khoản Bản quyền Người dùng Cuối và Chính sách Bảo mật hay Chính sách Sử dụng Dữ liệu. Nội dung, hình ảnh và thông tin cá nhân bạn đăng tải sẽ được sử dụng như thế nào? Và chúng được chia sẻ cho những ai?
  3. Những tùy chọn bảo mật nào được cung cấp cho người sử dụng? Liệu bạn có thể chọn chia sẻ hình ảnh một cách bảo mật với một nhóm nhỏ các cá nhân hay chúng được đăng tải công khai theo mặc định?
  4. Bạn có biết về vị trí đặt máy chủ vật lý, chịu ảnh hưởng pháp lý của khu vực nào hay công ty đăng ký tại đâu? Bạn có nhận thức rõ về mối liên quan giữa các thông tin trên với tính bảo mật và riêng tư trong các hoạt động sử dụng thư điện tử và thông tin của minh?