Các mục trong trang này:
- 2.0 Hướng dẫn Cài đặt Cobian Backup
- 2.1 Hướng dẫn Sao lưu Tệp và Thư mục
- 2.2 Hướng dẫn tạo một Tệp Sao lưu
- 2.3 Hướng dẫn Lên lịch một Tác vụ Sao lưu
2.0 Hướng dẫn Cài đặt Cobian Backup
Lưu ý Cài đặt: Trước khi tiến hành việc cài đặt, hãy kiểm tra chắc chắn bạn có cài đặt bản mới nhất
Microsoft Windows Installer và
Microsoft.NET Framework.
Việc cài đặt
Cobian Backup khá dễ dàng và nhanh chóng. Để bắt đầu việc cài đặt, hãy theo các bước sau:
Bước 1.
Nhấn đúp chuột vào ; hộp thoại
Open File - Security Warning có thể xuất hiện. Nếu vậy,
nhấn vào để kích hoạt thanh tiến trình trạng thái
Extracting the resource, tiếp đó cửa sổ sau sẽ mở ra:
Hình 1: Cửa sổ chọn Ngôn ngữ
Bước 2.
Nhấn vào để mở cửa sổ thông tin bản quyền
Please read and accept the license agreement;
Nhấn chọn ô
I accept, sau đó
nhấn vào , cửa sổ sau sẽ xuất hiện:
Hình 2: Cửa sổ chọn thư mục cài đặt
Bước 3.
Nhấn vào để mở cửa sổ sau:
Hình 3: Cửa sổ Loại Cài đặt và Tùy chọn Dịch vụ
Bước 4.
Chọn ô
Use Local System account trong khung
Service options, màn hình của bạn có dạng như trong
Hình 3 phía trên.
Quan trọng: Tùy chọn này đảm bảo rằng
Cobian Backup sẽ luôn hoạt động ở chế độ nền, việc sao lưu sẽ được thực hiện như đã lên lịch.
Bước 5.
Nhấn vào , thông báo sau sẽ xuất hiện:
Hình 4: Thông báo Cobian Backup 10 xuất hiện
Bước 6.
Nhấn vào để mở cửa sổ cài đặt tiếp theo và
nhấn vào để tiếp tục tiến trình cài đặt.
Bước 7.
Nhấn vào để hoàn thành quá trình cài đặt. Sau khi hoàn thành, biêu tượng
Cobian Backup sẽ xuất hiện trên
Khay Hệ thống như sau:
2.1 Hướng dẫn Sao lưu Tệp và Thư mục
Trong phần này bạn sẽ tìm hiểu cách thực hiện việc sao lưu đơn giản các tệp hay thư mục.
Cobian Backup sử dụng một
tác vụ sao lưu
được thiết đặt để gồm một nhóm các tệp hay thư mục. Một tác vụ sao lưu
có thể được thiết đặt để tự kích hoạt vào một giờ hay ngày định trước.
Để tạo một tác vụ sao lưu mới, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1.
Nhấn vào để tạo một tác vụ sao lưu mới, và kích hoạt cửa sổ
New task như sau:
Hình 2: Khung New task
Phần bên trái chứa các khung để thiết đặt các tùy chọn và thông số
sao lưu khác nhau được hiển thị trong khung bên phải. Tất cả các tùy
chọn trong khung
General được liệt kê dưới đây:
2.1.1 Mô tả các Tùy chọn
Task Name: Đặt tên cho tác vụ sao lưu mới. Hãy chọn một tên
giúp xác định tiến trình sao lưu. Ví dụ, nếu đây là quá trình sao lưu
các tệp video, bạn có thể đặt tên là
Sao lưu Video.
Diabled: Hãy
để trống hộp chọn này.
Cảnh báo: nếu bạn chọn hộp chọn này, nó sẽ vô hiệu các tùy chọn còn lại và nó sẽ dừng tác vụ sao lưu.
Include Subdirectories: Tùy chọn này cho phép bạn bao gồm cả
những thư mục con của thư mục được chọn để sao lưu. Lựa chọn này đem
lại hiệu quả cho việc sao lưu một lượng lớn các tệp. Ví dụ: Nếu bạn chọn
thư mục
My Documents và chọn hộp chọn này, thì tất cả các tệp và thư mục con bên trong thư mục
My Documents sẽ được thực hiện sao lưu.
Create separated backups using timestamps: Với lựa chọn này,
sau khi quá trình sao lưu hoàn thành, giờ và ngày tháng sẽ được sử dụng
để tạo tên của tệp sao lưu. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng xác định
được thời điểm tệp được sao lưu.
Use file attribute logic: Lựa chọn này chỉ có tác dụng khi
bạn thực hiện việc sao lưu thêm hoặc sao lưu những thay đổi (xem phần
dưới). Thuộc tính tệp sẽ chứa các thông tin về tệp đó.
Lưu ý: Các tùy chọn sao chỉ có trong phiên bản dành cho hệ điều hành
Windows OS từ
Windows XP trở đi.
Use Volume Shadow Copy: Tùy chọn này cho phép bạn sao lưu những tệp bị khóa.
Cobian Backup kiểm tra thông tin trên để xác định
xem có sự thay đổi nào ở tệp nguồn kể từ lần sao lưu gần đây nhất không.
Nếu bạn sử dụng phương pháp sao lưu thêm (Incremental) hay sao lưu
những thay đổi (Differential) thì tệp này sẽ được cập nhật.
Lưu ý : Bạn chỉ có thể thực hiện việc sao lưu toàn bộ hay ‘dummy backup’ nếu bạn
bỏ lựa chọn này (lựa chọn sao lưu ‘dummy backup’ sẽ đước giải thích bên dưới).
2.1.2 Backup type Descriptions
Full:
Mọi tệp ở trong địa chỉ nguồn được chọn để sao lưu sẽ được sao chép vào thư mục sao lưu. Nếu bạn chọn
Create separated backups using timestamp,
bạn sẽ có một số bản sao của cùng một nguồn (được xác định bằng ngày và
giờ thực hiện việc sao lưu ghi trên tên thư mục). Còn không thì
Cobian Backup sẽ ghi đè lên tệp cũ (nếu có).
Incremental: Chương trình sẽ kiểu tra xem các tệp nguồn có
sự thay đổi gì so với lần sao lưu trước đó không. Nếu không có sự thay
đổi, tệp đó sẽ được bỏ qua giúp giảm thời gian thực hiện việc sao lưu. Ô
Use file attributes logic cần được chọn để thực hiện phương pháp sao lưu này.
Archive Bit: Đây là thông tin về kích thước, ngày tạo và thay đổi của tệp. Nó cho phép
Cobian Backup xác định xem tệp này có bị thay đổi hay không từ lần sao lưu trước đó.
Differential: Chương trình sẽ kiểm tra xem tệp nguồn có thay đổi gì không từ lần sao lưu
toàn bộ
trước đó. Nếu không cần phải sao chép tệp, nó sẽ bỏ qua nhằm tiết kiệm
thời gian. Nếu bạn đã thực hiện việc sao lưu toàn bộ với một tập hợp các
tệp nhất định, thì bạn có thể tiếp tục thực hiện sao lưu những tệp đó,
sử dụng phương pháp sao lưu Differential.
Dummy task: Bạn có thể sử dụng phương pháp này để kích hoạt
hay tắt các chương trình tại những thời điểm nhất định. Đây là một tùy
chọn nâng cao và không có liên quan tới những phương pháp sao lưu cơ
bản.
Bước 2.
Nhấn vào để xác nhận tùy chọn tìm kiếm và thông số thiết đặt cho tác vụ sao lưu.
2.2 Hướng dẫn tạo một Tệp Sao lưu
Để tạo một tệp sao lưu, hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1.
Nhấn vào ở phía khung bên trái cửa sổ
New task để mở cửa sổ
trống dưới đây:
Hình 3: Cửa sổ New task (MyBackup) hiển thị các khung Source và Destination
Bước 2.
Chọn các tệp bạn muốn sao lưu. (trong
Hình 3 phía trên, thư mục
My Documents được chọn.)
Bước 3.
Nhấn vào trong khung
Source để mở trình đơn sau:
Hình 4: Khung Source - nút Add (Thêm)
Bước 4.
Chọn Directory nếu bạn muốn sao lưu toàn bộ thư mục và chọn
Files đẻ sao lưu từng tệp riêng lẻ. Để tự xác định các tệp hay thư mục cần sao lưu, hãy chọn
Manually, và nhập vào đường dẫn tệp hay thư mục để tiến hành sao lưu.
Lưu ý: Bạn có thể thêm số lượng tệp hay thư mục tùy ý. Nếu bạn muốn sao lưu các tệp trên
máy chủ FTP, hãy chọn
FTP site (bạn sẽ cần có thông tin đăng nhập vào máy chủ).
Sau khi đã chọn xong tệp và các thư mục, chúng sẽ xuất hiện trong cửa sổ
Source. Bạn có thể xem trong
Hình 3, thư mục
My Documents nằm trong cửa sổ này nghĩa là nó sẽ được sao lưu.
Cửa sổ Đích (Destination pane) xác định nơi bản sao lưu sẽ được lưu trữ.
Bước 5.
Nhấn vào trong
khung Destination để mở trình đơn sau:
Hình 5: Khung Destination – Lựa chọn thêm tài liệu
Bước 6.
Chọn Directory để mở cửa sổ quản lý thư mục nơi bạn chọn thư mục đích để lưu tệp sao lưu.
Chú ý: Nếu bạn muốn tạo nhiều bản sao lưu, bạn có thể xác định một số thư mục ở đây. Nếu bạn chọn
Manual, bạn phải nhập đường dẫn đầy đủ đến thư mục bạn muốn lưu bản sao lưu. Để lưu bản sao lưu trên máy chủ Internet,
chọn FTP site (bạn sẽ cần thông tin đăng nhập máy chủ).
Màn hình của bạn giờ có đầy đủ thông tin giống như trong ví dụ với
các tệp và/hoặc thư mục trong vùng nguồn và đích. Tuy nhiên, chưa nhấn
nút
OK vội! Bạn cần đặt lịch cho tác vụ sao lưu này.
2.3 Hướng dẫn Lập lịch cho Tác vụ Sao lưu
Để thực hiện việc sao lưu tự động, bạn cần điền thông tin trong mục
Schedule. Mục này cho phép bạn xác định thời điểm bạn muốn hệ thống thực hiện việc sao lưu.
Để thiết đặt những lựa chọn này, thực hiện các bước sau:
Bước 1.
Chọn cửa sổ trình đơn bên trái, mở màn hình như sau:
Hình 6: Cửa sổ Thuộc tính của myBackup hiển thị khung Đặt lịch
Lựa chọn các kiểu đặt lịch (
Schedule type) được liệt kê trong trình đơn xổ xuống, được mô tả như sau:
Once: Việc sao lưu sẽ được thực hiện một lần duy nhất tại thời điểm xác định tại ô
Date/Time.
Daily: Việc sao lưu sẽ được thực hiện hàng ngày tại thời điểm xác định tại ô Date/Time.
Weekly: Việc sao lưu sẽ được thực hiện vào ngày được chọn
trong tuần. Trong ví dụ trên là ngày thứ Sáu. Bạn có thể chọn một ngày
bất kỳ. Việc sao lưu sẽ thực hiện vào ngày được chọn hàng tuần, vào thời
điểm được xác định tại ô
Date/Time.
Yearly: Việc sao lưu được thực hiện vào những ngày được nhập trong ổ
day of the month (ngày trong tháng), trong tháng được chọn và vào thời điểm được xác định tại ô
Date/Time.
Timer: Việc sao lưu sẽ được lặp lại sau khoảng thời gian xác định trong ô
Timer tại ô
Date/Time.
Manually: Bạn có thể tự kích hoạt việc sao lưu từ cửa sổ chương trình.
Bước 2.
Nhấn vào để xác nhận các lựa chọn và thiết đặt cho việc đặt lịch như sau:
Hình 7: Cửa sổ New task hiển thị khung Thiết đặt Đặt lịch
Đặt lịch sao lưu chính là bước cuối cùng. Bây giờ chương trình sẽ sao lưu các thư mục được chọn lựa theo lịch mà bạn thiết đặt.
Hướng dẫn Nén Tệp Sao lưu
Các mục trong trang này:
- 3.0 Hướng dẫn Nén các Tệp Sao lưu
- 3.1 Hướng dẫn Giải nén Tệp Sao lưu
3.0 Hướng dẫn Nén các Tệp Sao lưu
Bước 1.
Tạo một tác vụ sao lưu như hướng dẫn tại phần
2.2 Hướng dẫn tạo một Tệp Sao lưu gồm những tệp bạn muốn sao lưu.
Bước 2.
Chọn từ cửa sổ trình đơn bên trái để mở cửa sổ
New task như sau:
Hình 1: Cửa sổ Tác vụ Mới hiển thị khung Compression and Strong Encryption
Khung
Compression xác định phương pháp nén cho tệp sao lưu của bạn.
Lưu ý: Việc nén tệp được sử dụng để làm giảm dung
lượng những tệp lớn. Giả sử bạn có một khối lượng lớn các tệp cũ mà bạn
chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng, nhưng bạn vẫn muốn giữ chúng. Sẽ tốt hơn
nếu có thể lưu chúng ở một định dạng nào đó càng chiếm ít không gian
càng tốt. Việc nén giúp loại bỏ những phần mã không cần thiết khỏi dữ
liệu của bạn, trong khi không làm ảnh hưởng tới nội dung tài liệu. Quá
trình nén không làm tổn hại đến dữ liệu của bạn. Tệp nén sẽ không thể
đọc trực tiếp được, cần thực hiện quá trình giải nếu bạn muốn xem những
tệp đó.
Có ba lựa chọn trong danh sách
các phương pháp Nén (
Compression type) như sau:
No Compression: Như bạn thấy, lựa chọn này không thực hiện việc nén.
Zip Compression: Đây là kỹ thuật nén chuẩn cho hệ thống
Windows. Các tệp nén dạng này có thể được mở bằng các công cụ chuẩn của Windows (hoặc bạn có thể tải về chương trình
ZipGenius để mở chúng). Đây là lựa chọn thuận tiện nhất.
SQX Compression:
SQX compression is slower than
Zip compression. It does however give a better data recovery rate, should the archive become corrupted.
SQX Compression:
nén SQX thường chậm hơn so với nén theo chuẩn nén
Zip.
Tuy nhiên nó cho phép khôi phục dữ liệu tốt hơn trong trường hợp quá trình nén bị lỗi.
Việc chọn một phương pháp nén kể trên sẽ tự động kích hoạt mục
Split options, cũng như danh sách các tùy chọn trong mục này.
Split Options là một lựa chọn thường dùng cho các thiết bị
lưu trữ ngoài như đĩa CD, DVD, đĩa mềm hay thẻ nhớ USB. Tùy chọn này cho
phép chia các tệp nén thành các phần có dung lượng phù hợp với thiết bị
lưu trữ bạn chọn lựa.
Ví dụ:
Giả sử bạn sao lưu một lượng lớn dữ liệu và bạn muốn lưu chúng trên đĩa
CD. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kích thước nén, bạn thấy nó lớn hơn
700MB (dung lượng của một đĩa CD). Chức năng cắt tệp nén cho phép chia
tệp đó thành nhiều phần nhỏ hơn hoặc bằng 700MB giúp bạn có thể lưu
chúng lên các đĩa CD. Nếu bạn dự định lưu trữ trên ổ đĩa cứng của máy
tính hoặc nếu tệp bạn muốn sao lưu nhỏ hơn dung lượng của thiết bị lưu
trữ thì bạn có thể bỏ qua phần này.
Những lựa chọn dưới đây xuất hiện khi bạn nhấn chuột vào danh sách
Split Options. Lựa chọn của bạn sẽ tùy theo loại thiết bị lưu trữ ngoài bạn sử dụng.
Hình 2: Danh sách Split Options
- 3,5" - Floppy disk. This option is big enough to perform backup of a small number of documents
- Zip - Zip Disk (check the capacity of the one you are using). You
will need a special Zip Drive in your computer and the custom-made disks
- CD-R - CD disk (check the capacity of the one you are using). You
will need a CD Writer in your computer and a CD writing program (see DeepBurner Free version or other disk burning tools).
- DVD - DVD disk (check the capacity of the one you are using). You
will need a DVD Writer in your computer and a DVD writing program (see DeepBurner Free version or other disk burning tools).
- 3,5” – Đĩa mềm. Tùy chọn này đủ để sao lưu một lượng nhỏ tài liệu
- Zip - Ổ đĩa nén – (hãy kiểm tra dung lượng thiết bị bạn đang sử
dụng). Bạn sẽ cần một ổ đĩa Nén cài đặt trên máy cũng như những đĩa nén
đặc chủng.
- CD-R – Đĩa CD (hãy kiểm tra dung lượng đĩa CD của bạn). Bạn sẽ cần
một ổ đĩa ghi CD cài đặt trên máy cũng như chương trình điều khiển quá
trình ghi (xem DeepBurner Free hoặc các công cụ ghi đĩa khác).).
- DVD - Đĩa DVD (hãy kiểm tra dụng lượng đĩa DVD của bạn). Bạn sẽ cần
có một ổ ghi đĩa DVD và một chương trình điều khiển ghi đĩa (xem DeepBurner Free version hay các công cụ ghi đĩa khác).
Nếu bạn dự định sử dụng thẻ nhớ để lưu bản sao lưu, có thể bạn nên dùng lựa chọn
custom size.
Để tự chọn dung lượng, hãy theo các bước sau:
Bước 1.
Chọn mục
Custom size (bytes), sau đó
nhập kích thước của tệp sao lưu theo đơn vị bytes vào trường văn bản như sau:
Hình 10: Trường Custom size
To give you an idea of sizes
Để giúp bạn hình dung về dung lượng:
- 1KB(kilobyte)=1024 bytes – một trang tài liệu của Open Office có kích cỡ khoảng 20KB
- 1MB(megabyte)=1024 KB – một ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số thường có kích cỡ từ 1-3MB
- 1GB(gigabyte)=1024 MB – xấp xỉ một tiếng phìm DVD chất lượng cao
Lưu ý: Khi bạn tự chọn kích cỡ để cắt tệp trước khi lưu vào đĩa CD hoặc DVD,
Cobian Backup
sẽ không lưu tệp lưu trữ vào thiết bị lưu trữ ngoài của bạn một các tự
động mà sẽ lưu trên máy tính và bạn cần tự thực hiện việc ghi chúng vào
đĩa CD hoặc DVD.
Password Protection: Lựa chọn này cho phép bạn nhập mật khẩu
để bảo vệ tệp nén. Chỉ cần nhập mật khẩu, nhập lại một lần nữa để xác
nhận mật khẩu vào trường tương ứng. Khi bạn giải nén tệp, chương trình
sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu trước khi bắt đầu thực hiện lệnh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn bảo mật tệp nén của mình, bạn nên nghĩ tới một phương pháp khác hơn là chỉ dùng mật khẩu.
Cobian Backup cho phép bạn mã hóa tệp nén. Vấn đề này được đề cập tại phần
4. Mã hóa tệp sao lưu. Một cách khác nữa xem
Hướng dẫn thực hành TrueCrypt để tìm hiểu về việc tạo các vùng mã hóa trên máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ ngoài.
Nhận xét: Tùy chọn này cho phép bạn đưa vào những nhận xét miêu tả về tệp nén, tùy chọn này không bắt buộc.
3.1 Hướng dẫn Giải nén Tệp Sao lưu
Để giải nén tệp sao lưu, hãy thực hiện các bước sau
Bước 1.
Chọn > Tools > Decompressor như dưới đây;
Hình 3: Trình đơn Tools với lựa chọn Decompressor
Cửa sổ Decompressor xuất hiện như sau:
Hình 4: Cobian 10 Backup – cửa sổ Decompressor
Bước 2.
Nhấn vào
Một cửa sổ mở ra cho phép bạn chọn tệp nén bạn muốn giải nén.
Bước 3.
Chọn tệp nén (
.zip or
.sqx file)
Bước 4.
Nhấn vào .
Bước 5.
Chọn một thư mục chứa kết quả của quá trình giải nén.
Bước 6.
Nhấn vào để mở cửa cửa sổ cho phép bạn chọn thư mục để lưu kết quả giải nén.
Bước 7.
Chọn một thư mục, sau đó
nhấn vào .
Mở
Windows Explorer để xem các tệp trong thư mục này.
Hướng dẫn Mã hóa Tệp Sao lưu
Các mục trong trang này:
- 4.0 Giới thiệu về Mã hóa
- 4.1 Hướng dẫn Mã hóa Tệp Sao lưu
- 4.2 Hướng dẫn Giải mã Tệp Sao lưu
4.0 Giới thiệu về Mã hóa
Việc mã hóa là rất cần thiết cho những ai muốn bảo mật các bản sao lưu của mình chống lại những truy cập trái phép.
Mã hóa là quá trình tạo mã hay xáo trộn dữ liệu theo một
phương pháp khiến dữ liệu trở nên không thể xử lý được đối với những ai
không có chìa khóa giải mã. Để có thêm thông tin về việc mã hóa, hãy
tham khảo
Bài
4. Làm thế nào để bảo vệ thông tin mật trên máy tính của bạn
4.1 Hướng dẫn Mã hóa Bản sao lưu
Cửa sổ
Strong encryption xác định phương pháp mã hóa được sử dụng.
Bước 1:
Chọn danh sách xổ xuống
Encryption type để xem danh sách các phương pháp mã hóa khác nhau như sau:
Hình 1: Danh sách các phương pháp Mã hóa
Để cho quá trình được đơn giản, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một trong hai lựa chọn:
Blowfish hoặc
Rijndael (128 bits). Những lựa chọn này cung cấp tính bảo mật cao cho tệp nén của bạn và cho phép bạn sử dụng một mật khẩu tùy chọn.
Bước 2.
Chọn Phương pháp
Mã hóa bạn muốn sử dụng.
Lưu ý:
Rijndael và
Blowfish đề có mức bảo mật tương đương.
DES có mức độ bảo mật thấp hơn tuy nhiên tiến trình mã hóa sẽ nhanh hơn.
Bước 3:
Nhập và
xác nhận mật khẩu vào hai ô tương ứng như bên dưới.
Hình 2: Các dạng mã hóa và các trường nhập mật khẩu
Độ phức tạp của mật khẩu được thể hiện ở thanh trạng thái có tên
‘Passphrase quality’. Thanh trạng thái này càng chạy nhiều về phía bên
phải thể hiện mật khẩu càng mạnh. Hãy tham khảo Sách Hướng dẫn chương
3. Làm thế nào để tạo và duy trì mật khẩu bảo mật và
Hướng dẫn Thực hành KeePass để có thêm hướng dẫn về cách tạo và lưu trữ mật khẩu bảo mật.
Bước 4.
Nhấn vào .
4.2 Hướng dẫn Giải mã Tệp Sao lưu
Việc giải mã tệp sao lưu khá dễ dàng và nhanh chóng. Để giải mã tệp sao lưu mã hóa, hãy theo các bước sau:
Bước 1.
chọn > Tools > Decrypter and Keys như dưới đây:
Hình 3: Trình đơn Tools với chọn lựa Decrypter and Keys
Cửa sổ Decrypter and Keys sẽ xuất hiện như sau:
Hình 4: Cửa sổ Cobian Backup 10 Decrypter and Keys
Bước 2.
Nhấn vào để chọn tệp sao lưu mã hóa bạn muons giải mã.
Bước 3.
Nhấn vào để chọn thư mục lưu kết quả giải mã.
Bước 4.
Chọn dạng mã hóa bạn đã lựa chọn trong mục 4.0 Hướng dẫn Mã hóa Tệp sao lưu, trong danh sách
New Methods
Hình 5: Danh sách New Methods
Bước 4.
Chọn một một phương pháp giải mã thích hợp (chính là phương pháp mã hóa bạn đã dùng để mã hóa tệp nén của mình ).
Bước 5.
Nhập mật khẩu vào trường
Passphrase.
Bước 6.
Nhấn vào .
Các tệp được giải mã sẽ nằm trong thư mục bạn đã chọn. Nếu đó là các tệp nén, bạn sẽ cần giải nén chúng như đã đề cập tại mục
3.1 Hướng dẫn giải nén.
Câu hỏi Tổng kết
- Sự khác nhau giữa việc sao lưu thêm và sao lưu sự thay đổi?
- Các tốt nhất để bảo mật bản sao lưu?
- Bạn có thể lưu một tệp sao lưu 1GB lên một đĩa CD không?
- Làm sao để mở chỉ một tệp trong một bản sao lưu?
- Liệu có thể tạo một tác vụ tự động thực hiện việc cập nhật các bản sao lưu hàng tuần vào chiều thứ Sáu. Thực hiện thế nào?