Sayfalar

Thực Hành - Hướng Dẫn Sử Dụng - Trình duyệt web Firefox Và Các Tiện Ích Bảo Mật

Mozilla Firefox là trình duyệt miễn phí có mức phổ biến tăng nhanh chóng. Tính năng của trình duyệt này được tăng cường bằng việc thêm các thành phần mở rộng, trong số này có những thành phần mở rộng giúp tăng cường tính riêng tư, độ an toàn và tính bảo mật của trình duyệt này.

Tải về Firefox
  • Nhấn vào biểu tượng Firefox bên dưới để mở trang www.mozilla.com/firefox
  • Nhấn vào ô Firefox 4 Tải về miễn phí – Tiếng Việt để lưu tệp cài đặt, sau đó tìm đến tệp đó và Nhấn đúp chuột vào tệp đó
  • Tiếp tục các bước trong hướng dẫn và cài đặt thành phần mở rộng NoScript và các tiện ích khác khi đến Phần 4 và 5
  • Để cài đặt các Thành phần mở rộng trong trình duyệt Firefox: - Khởi động Firefox và mở trang này - Nhấn vào biểu tượng bên dưới, sau đó nhấn vào nút Thêm vào Firefox trong trang tương ứng
  • Sau khi cài đặt xong, bạn có thể xóa các tệp cài đặt đã được tải về trên máy
Firefox: NoScript: Adblock Plus: Better Privacy: Beef Taco: GoogleSharing: HTTPS Everywhere:
Trang chủ
Yêu cầu cấu hình máy tính
  • Mọi phiên bản Windows
Phiên bản sử dụng trong tài liệu này
  • Firefox 31 Tiếng Việt
  • NoScript 2.6.8.36
  • Adblock Plus 2.6.4
  • Better Privacy 1.6.8
  • Beef Taco 1.3.7
  • HTTPS Everywhere
Bản quyền
  • Phần mềm Miễn phí và Nguồn mở
Mức độ: 1: Người mới bắt đầu, 2: Trung bình 3: Trên trung bình, 4: Có kinh nghiệm, 5: Nâng cao
Thời gian cần thiết để có thể sử dụng công cụ: 20 - 30 phút

Những lợi ích bạn sẽ có được: - Một trình duyệt ổn định và bảo mật với những tính năng được tăng cường bằng rất nhiều các thành phần mở rộng - Khả năng bảo vệ bản thân khỏi những chương trình nguy hiểm và các trang web độc hại - Khả năng xóa bỏ các dấu vết sử dụng trình duyệt khỏi máy tính
Các Chương trình có Tính năng tương tự trên GNU Linux, Mac OS và Microsoft Windows:
Trình duyệt Mozilla Firefox có phiên bản cho GNU Linux, Mac OS, Microsoft Windows và các hệ điều hành khác. Việc quản lý bảo mật các trang web là hết sức quan trọng vì đây là các nguồn lây nhiễm các phần mềm độc hại. Vì lý do đó, chúng tôi hết sức khuyến nghị bạn sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox và các thành phần mở rộng đã nêu ở trên cho mục đích an toàn này. Những lợi ích bảo mật của Firefox, một chương trình nguồn mở miễn phí chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành, thực tế còn quan trọng hơn khi so sánh với một số chương trình thương mại như Internet Explorer. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng một chương trình khác thay vì Mozilla Firefox, chúng tôi xin giới thiệu một số chương trình thay thế chạy trên các hệ điều hành GNU Linux, Mac OSMicrosoft Windows:

1.1 Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu

Trong chương này chúng tôi giả sử bạn đã biết cách sử dụng một trình duyệt; Chương này sẽ không giải thích cách sử dụng các tính năng của Mozilla Firefox. Mục đích của phần này là hướng dẫn một số tính năng tăng cường để tăng độ bảo mật cho Mozilla Firefox.
Các Thành Phần mở rộng của Mozilla Firefox (còn gọi là các phần mở rộng) là những chương trình nhỏ giúp tăng cường mở rộng các tính năng của chương trình Firefox.
Các Tiện ích của Mozilla Firefox là các chương trình nhỏ, thường do các hãng khác phát triển, để cho phép kích hoạt sử dụng các chương trình của họ bên trong trình duyệt Firefox.
Trong chương này, bạn tìm hiểu cách tải về, cài đặt và sử dụng những thành phần mở rộng của Mozilla Firefox nhằm tăng cường độ an toàn và bảo mật cho trình duyệt Firefox, cũng như cho việc sử dụng Internet nói chung.
Thành phần mở rộng NoScript sẽ được giới thiệu riêng ở Phần 4. NoScript. Những thành phần mở rộng khác sẽ được giới thiệu ở mục 5.0 Một số Thành phần Mở rộng Hữu ích khác của Firefox
Quan trọng: Các trang web là một nguồn chính phát tán các phần mềm độc hại và phần mềm gián điệp. Một điều hết sức quan trọng là bạn luôn cảnh giác về sự an toàn khi mở một địa chỉ web nhận được, đặc biệt từ thư điện tử. Trước khi quyết định có nên mở trang web đó hay không, chúng tôi khuyên bạn nên quét kiểm tra địa chỉ đó sử dụng một trong các bộ quét sau:
Bạn cũng có thể kiểm tra danh tiếng của một trang web sử dụng các bộ quét dưới đây:

      Hướng dẫn Cài đặt và Cấu hình Firefox

Các mục trong trang này:
  • 2.0 Sơ lược về Firefox
  • 2.1 Hướng dẫn Cài đặt Firefox
  • 2.2 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Tổng quát
  • 2.3 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Riêng tư
  • 2.4 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Bảo mật
  • 2.5 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Nâng cao


2.0 Sơ lược về Firefox

Firefox có rất nhiều lựa chọn dễ sử dụng giúp bảo vệ sự riêng tư và an toàn khi bạn truy cập Internet. Sử dụng những chọn lựa này như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình huống:
  • Nếu bạn sử dụng một máy tính cá nhân và không cho phép ai sử dụng máy tính này để truy cập Internet thì bạn chỉ cần cấu hình chương trình một lần duy nhất.
  • Nếu bạn ở một nơi công cộng, hay công sở, bạn có thể phải thay đổi lại các thiết đặt để phù hợp với mục đích của mình.
Lưu ý: Bạn có thể luôn mang theo một phiên bản Firefox chạy không cần cài đặt trên thẻ nhớ USB. Điều này cho phép bạn sử dụng Firefox với các thiết đặt theo yêu cầu của mình trên các máy tính công cộng. Để tìm hiểu thêm về phiên bản Firefox chạy không cần cài đặt, hãy xem phần Firefox bản Chạy không cần cài đặt.

2.1 Hướng dẫn Cài đặt Firefox

Cài đặt Firefox khá đơn giản. Để bắt đầu quá trình cài đặt Firefox, hãy theo các bước sau:
Bước 1. Nhấn đúp chuột vào ; hộp thoại cảnh báo mở tệp Open File - An ninh Warning có thể xuất hiện. Nếu vậy nhấn để mở thanh trạng thái tiến trình Giải nén.
Sau vài giây, cửa sổ Chào mừng tới Thuật sỹ Cài đặt Firefox sẽ xuất hiện.
Bước 2. Theo các bước hướng dẫn của tiến trình cài đặt và chấp nhận các thiết đặt và tùy chọn mặc định.
Lưu ý: Không thay đổi các tùy chọn mặc định trừ khi bạn biết rõ việc mình làm và lý do thay đổi thiết đặt đó.

2.2 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Tổng quát

Để bắt đầu cấu hình Firefox, hãy theo các bước sau:
Bước 1. Chọn Công cụ > Tùy chọn... trên thanh trình đơn Firefox như sau:

Hình 1: Mục Tùy chọn trên thanh Công cụ được chọn
Màn hình Tùy chọn sẽ hiển thị như sau:

Hình 2: Màn hình Tùy chọn hiển thị khung Tổng quát
Gợi ý: Nhấn nếu khung Tổng quát không tự động xuất hiện như trong Hình 2 phía trên.
Khung Tổng quát cho phép bạn thiết đặt một số tùy chọn cơ bản trong Firefox một trong số những thiết đặt này là lựa chọn trang chủ mặc định và thư mục lưu trữ các tệp Tải về.
Thiết đặt mặc định của trình-đơn-xổ-xuống Khi Firefox khởi độngVào trang chủ của tôi, và trang chủ mặc định là Trang Khởi động Mozilla Firefox.
Gợi ý: Nhấn để tự động chọn một trang khác bạn tin tưởng và muốn chọn làm trang chủ mặc định.

2.3 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Riêng tư

Khung Riêng tư cho phép bạn quản lý các thiết đặt liên quan tới bảo mật và tính riêng tư cho trình duyệt.
Bước 1. Nhấn để mở màn hình sau:

Hình 3: Màn hình Tùy chọn hiển thị khung Riêng tư
Khung Bảo mật được chia thành ba phần: Phần Theo dõi, Phần Lược sử và phần Thanh địa chỉ.
  • Phần Theo dõi
Mục chọn Không Theo dõi cho phép bạn xác định liệu bạn có muốn các hoạt động và hành vi trực tuyến của mình bị giám sát hay theo dõi bởi một bên thứ ba hay không, ví dụ, các công ty quảng cáo, các dịch vụ phân tích, hoặc các nhà nghiên cứu thị trường. Trong lần đầu Firefox được cài lên, thiết lập mặc định là Nói với các trang web rằng tôi không muốn bị theo dõi và cần phâỉ được thay đổi; việc bật tùy chọn Nói với các trang web rằng tôi không muốn bị theo dõi sẽ thông báo cho các công ty và tổ chức liên quan rằng bạn không muốn bị theo dõi.
Lưu ý: Mục chọn Không theo dõi dựa trên hệ thống có sự trung thực và mang tính tự nguyện; dù vậy, các trang web của cá nhân hay tổ chức không hề bị ràng buộc pháp lý hay kỹ thuật về sự tôn trọng yêu cầu này. Cho dù số lượng các tổ chức có uy tín và trách nhiệm tham gia thực hiện yêu cầu này, Mục chọn Không Theo dõi phải được hỗ trợ bởi các thành phần bổ sung hoặc tiện ích để đối phó với các thành phân mang tính thương mại hoặc độc hại; việc lựa chọn tùy chọn này giúp giảm sự thể hiện của bạn đối với các loại quảng cáo nguy hại tiềm tàng trực tuyến. Để có thêm thông tin về các thành phần bổ sung của Firefox, hãy tham khảo Thêm Các Thành phần Bổ sung Hữu ích cho Firefox.

Hình 4: Mục Theo dõi
  • Phần Lược sử
Phần Lược sử cho phép bạn quản lý 'lịch sử' truy cập của trình duyệt Firefox*, đúng vậy đấy, một danh sách các địa chỉ trang web khác nhau bạn đã từng truy cập với **Firefox. Với thiết đặt mặc định Firefox sẽ: Ghi nhớ lược sử và phải được thay đổi để bảo vệ tính riêng tư trong truy cập internet của bạn.
Để xóa bỏ các dấu vết truy cập của mình, hãy theo các bước sau:
Bước 1. Chọn trình đơn xổ xuống Firefox sẽ:chọn mục Không bao giờ ghi nhớ lược sử như trong Hình 3.
Bước 2. Nhấn để mở cửa sổ sau:

Hình 4: Cửa sổ Xóa trắng toàn bộ lược sử
Bước 3. Nhấn chọn tất cả các ô chọn và Nhấn để xóa toàn bộ các dữ liệu có khả năng bị lộ trong Firefox và quay trở về khung Riêng tư.
  • Phần Thanh địa chỉ
Phần Thanh địa chỉ sử dụng các địa chỉ, các cookie và các dữ liệu đệm khác từ các trang web được ghi nhớ và lịch sử các trang web để hiển thị và gợi ý địa chỉ trong thanh địa chỉ URL của Firefox nhằm đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Tùy chọn mặc định của Khi sử dụng thanh địa chỉ, đề nghị:Lược sử và Đánh dấu, và cần được thay đổi để bảo vệ tính Riêng tư và An ninh truy cập internet cho bạn.
Để xóa các dấu vết thói quen truy cập mạng và lược sử, hãy theo các bước:
Bước 1. Chọn trình đơn xổ xuống Khi sử dụng thanh địa chỉ, đề nghịchọn mục Không đề nghị như trong Hình 5 bên dưới và Hình 3 phía trên:

Hình 5: Thanh địa chỉ hiển thị mục Không đề nghị
Bước 2. Nhấn để xác nhận các thiết đặt và quay về cửa sổ Tùy chọn.
Lưu ý: Để nâng cao tính năng xóa an toàn dữ liệu tạm, hãy tham khảo công cụ xóa an toàn

2.4 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Bảo mật

Khung Bảo mật được chia thành hai phần: phần thứ nhất liên quan tới các mối nguy cơ từ các nguồn bên ngoài và phần thứ hai, hay phần Mật khẩu, liên quan tới quản lý mật khẩu
Lưu ý: Để có thêm hướng dẫn về phương pháp lưu mật khẩu bảo mật, hãy xem chương KeePass.
Bước 1. Chọn Công cụ > Tùy chọn... trên thanh trình đơn Firefox để mở màn hình Tùy chọn, sau đó nhấn vào khung Bảo mật để mở cửa sổ sau:

Hình 6: Khung thiết đặt Bảo mật trong của sổ Tùy chọn
Bước 2. Chấp nhận các thiết đặt mặc định cho phần thứ nhất
  • Phần Mật khẩu
Phần Mật khẩu cho phép bạn quản lý các loại mật khẩu. Thiết đặt mặc định cho tùy chọn Ghi nhớ mật khẩu các trang được bật ngay sau khi bạn cài đặt và chạy Firefox và cần phải được tắt để đảm bảo mật khẩu của bạn được bảo mật và an toàn. Chúng tôi khuyến nghị sử dụng công cụ bảo mật mật khẩu KeePass.
Bước 3. Nhấn OK để hoàn thành việc thiết đặt cho khung Bảo mật trong cửa sổ Tùy chọn.

2.5 Hướng dẫn Thiết đặt tùy chọn trong khung Nâng cao

Khung Nâng cao, chính như tên gọi của mình, nó được thiết kế dành cho những người dùng Firefox nâng cao hoặc có kinh nghiệm. Tuy nhiên, những người dùng ở tất cả các trình độ đều có thể thấy hữu ích khi kích hoạt hai tùy chọn sau đây trong khung con Tổng quát.
  • Tùy chọn Cảnh báo tôi khi trang web muốn tải lại hoặc định chuyển qua trang khác sẽ yêu cầu Firefox ngăn các trang web tự động chuyển hướng tới một trang khác hoặc tự tải lại nội dung mà bạn không hề hay biết.

Hình 8: Khung Nâng cao với khung con Tổng quát được hiển thị
Bước 1. Nhấn chọn ô Cảnh bảo tôi khi trang web muốn tải lại hoặc chuyển qua trang khác như trong Hình 8 phía trên.
Bước 2. Nhấn OK để chấp nhận các thay đổi và thoát khỏi khung Nâng cao.
Xin chúc mừng! Firefox đã được cấu hình để duyệt Internet một cách riêng tư và bảo mật.

      Hướng dẫn Cài đặt các Thành phần Mở rộng cho Firefox


Các mục trong trang này:
  • 3.0 Sơ lược về các Thành phần Mở rộng của Mozilla
  • 3.1 Hướng dẫn Cài đặt Các Thành Phần Mở rộng Mozilla
  • 3.2 Hướng dẫn Vô hiệu hóa hoặc Gỡ bỏ một Thành phần Mở rộng Mozilla
  • 3.3 Hướng dẫn Cập nhật các Thành phần Mở rộng Mozilla
  • 3.4 Hướng dẫn Nâng cấp các Tiện ích Mozilla


3.0 Sơ lược về các Thành phần Mở rộng của Mozilla

Với các sản phẩm phát triển bởi Mozilla, một thành phần mở rộng đơn giản là một phần mềm nhỏ gọn để gắn thêm hoặc mở rộng các tính năng. Vì vậy, thành phần mở rộng thường là tệp thêm vào các tính năng hoặc mở rộng các chức năng đã có. Lấy ví dụ, thành phần mở rộng NoScript mở rộng tính năng cho Firefox ngăn chặn các đoạn mã từ những máy chủ đã xác định.
Một tiện ích là một phần mềm nhỏ thường được phát triển bởi một hãng khác với mục đích sử dụng phần mềm của họ bên trong trình duyệt Firefox. Một ví dụ điển hình là tiện ích Flash được thiết kế để hiển thị các nội dung Adobe Flash trên trình duyệt Firefox.

3.1 Hướng dẫn Cài đặt Các Thành Phần Mở rộng Mozilla

Tải về và cài đặt các Thành phần mở rộng Mozilla rất đơn giản và nhanh chóng. Để tải về và cài đặt các thành phần mở rộng khác nhau, hãy theo các bước sau:
Bước 1. Chọn Start > Mozilla Firefox hoặc nhấn đúp chuột lên biểu tượng Firefox trên màn hình để khởi động Firefox. .
Bước 2. Nhập địa chỉ https://addons.mozilla.org vào khung địa chỉ và nhấn Enter để mở trang Tiện ích của Mozilla.
Bước 3. Nhập tên tiện ích Mozilla vào ô Tìm kiếm tiện ích (ví dụ Adblock Plus) như sau:

Hình 1: Ô tìm kiếm tiện ích Mozilla Firefox hiển thị Adblock Plus
Bước 4. Nhấn chuột vào hoặc nhấn phím Enter để hiển thị cửa sổ sau:

Hình 2: Khung Kết quả Tìm kiếm
Bước 5. Nhấn để mở cửa sổ sau:

Hình 3: Khung Kết quả Tìm kiếm Adblock Plus :: Cửa sổ Tiện ích cho Firefox
Bước 6. Nhấn để mở cửa sổ sau:

Hình 4: Adblock Plus :: Tìm kiếm :: Thành phần mở rộng cho Firefox - Mozilla Firefox với hộp thoại cảnh báo

Hình 5: Cửa sổ cài đặt Adblock Plus
Bước 7. Nhấn sau khi nút này được bật lên, để bắt đầu việc cài đặt; sau hoàn thành quá trình cài đặt cửa sổ sau sẽ hiện lên.

Hình 6: Adblock Plus :: Tìm kiếm :: Thành phần mở rộng cho Firefox - Mozilla Firefox với hộp thoại thông báo
Gợi ý: Nhiều tiện ích và thành phần mở rộng yêu cầu Firefox khởi động lại. Hãy Nhấn hoặc để chọn mục Không phải Bây giờ nếu bạn muốn khởi động Firefox sau.
Bước 8. Chọn mục Tiện ích trên trình đơn Công cụ trên thanh trình đơn của Firefox để mở cửa sổ sau:

Hình 7: Trình đơn Công cụ với mục Tiện ích được chon

Hình 8: Khung quản lý Tiện ích hiển thị thành phần mở rộng Adblock Plus vừa được cài đặt
Quan trọng: Không cài đặt tiện ích từ các nguồn không rõ ràng. **Hãy chỉ luôn cài đặt tiện ích từ trang https://addons.mozilla.org để tăng cường bảo mật.

3.2 Hướng dẫn Vô hiệu hóa hoặc Gỡ bỏ một Thành phần Mở rộng Mozilla

Khung Tiện ích hiển thị các thành phần mở rộng đã được cài đặt như trong Hình 8. Bất kỳ thành phần mở rộng Mozilla nào cũng có thể bị vô hiệu hóa tạm thời bằng cách nhấn vào , hoặc được gỡ bỏ hoàn toàn bằng cách nhấn . Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp này, phải khởi động lại Firefox để có hiệu lực.

3.3 Hướng dẫn Cập nhật các Thành phần Mở rộng Mozilla

Khá thường xuyên các tiện ích khác nhau sẽ cần được cập nhật để có thể tương thích hoặc phù hợp với phiên bản mới nhất của Firefox. Tùy thuộc vào tốc độ kết nối của bạn, bạn có thể chọn việc cập nhật các tiện ích này một cách tự động hay thủ công.
Bước 1. Nhấn vào để mở cửa sổ trình đơn tương ứng và chọn mục Kiểm tra cập nhật để tự cập nhật tiện ích như trong Hình 9 bên dưới.

Hình 9: Cửa sổ Quản lý Tiện ích với các mục trong danh sách xổ xuống của nút Quản lý Cập nhật
Bước 2. Một cách khác, hãy chọn mục Cập nhật Tiện ích tự động để tự động cập nhật các tiện ích của bạn như trong Hình 9 phía trên.

3.4 Hướng dẫn Nâng cấp các Tiện ích Mozilla

Với thực tế là một số tiện ích sẽ không tự động cập nhật, người dùng được khuyến nghị nên tự kiemr tra các cập nhật mới nhất cho các Tiện ích Mozilla.
Quan trọng: Một điều hết sức cần thiết là bạn thực hiện việc kiểm tra cập nhật cho các tiện ích tối thiểu hàng tháng. Các tiện ích thường được nâng cấp và cập nhật để giải quyết cá vấn đề bảo mật mới xuất hiện.
Để tự kiểm tra cập nhật cho các tiện ích, hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào đường dẫn sau: https://www.mozilla.com/plugincheck để truy cập trang dưới đây:

Hình 10: Trang Kiểm tra Tiện ích Mozilla Firefox
Bước 2: Xác định các vấn đề của tiện ích được thể hiện trên trang web, được xác định bởi trạng thái của các nút như dưới đây:
  • Đối với các tiện ích thể hiện chúng tôi hết sức khuyến nghị bạn cập nhật ngay lập tức tiện ích này bằng cách nhấn vào nút này, và thực hiện theo chỉ dẫn của trang web. (Một lựa chọn thay thế là hãy theo các bước hướng dẫn ở phần dưới danh sách các nút trạng thái để vô hiệu hoặc gỡ bỏ các tiện ích đã lổi thời).
  • Đối với các tiện ích thể hiện hãy cân nhắc vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ chúng trừ khi các tiện ích này cần thiết và được cập nhật riêng rẽ.
  • Đối với các tiện ích thể hiện hãy xem xét riêng từng tiện ích để xác định xem cái nào là cần thiết, và vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ những tiện ích không rõ ràng hoặc không cần thiết.
Để vô hiệu hóa một tiện ích mà bạn không rõ hoặc không còn cần thiết, hãy theo các bước sau:
Bước 1. Chọn Công cụ > Tiện ích để mở khung Quản lý Tiện ích.
Bước 2. Nhấn vào phía bên trái để hiện danh sách các tiện ích đã cài đặt cho Mozilla Firefox, xác định tiện ích muốn vô hiệu hóa và nhấn .
Để gỡ bỏ một tiện ích khỏi máy tính của bạn:
Bước 1. Chọn Start > Control Panel.
Bước 2 Nhấn .
Bước 3. Chọn chương trình tương ứng trong cửa sổ và chọn .
Hãy thực hiện các bước trên cho tới khi tất cả các vân đề trên trang Kiểm tra và Cập nhật Tiện ích được xử lý. Một điều hết sức thiết thực là bạn thực hiện việc kiểm tra cập nhật tối thiểu là hàng tháng. Các tiện ích thường xuyên được cải tiến và nâng cấp để đối phó với mọi mặt của sự thay đổi trong các vấn đề bảo mật.
QUAN TRỌNG: Adobe FlashOracle Java được biết đến vì có chứa nhiều lỗi bảo mật và có thể khiến người dùng từ xa chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn, và cài đặt phần mềm gián điệp để kiểm soát hoặc giám sát mọi liên lạc và dữ liệu của bạn. Bạn được hết sức khuyến nghị để gỡ bỏ những chương trình trên khỏi máy tính của bạn, hoặc ít nhất là vô hiệu hóa các tiện ích liên quan trên Firefox. Để có thêm thông tin về việc vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ Java, hãy tham khảo các bước để vô hiệu hóa Java cho mọi trình duyệt trên máy tính của bạn hoặc hướng dẫn gỡ bỏ Java khỏi máy tính của bạn.

      Hướng dẫn Sử dụng Tiện ích NoScript


Các mục trong trang này:
  • 4.0 Giới thiệu NoScript
  • 4.1 Hướng dẫn Sử dụng NoScript


4.0 Giới thiệu NoScript


NoScript là một thành phần mở rộng rất hữu ích của Mozilla giúp bảo vệ máy tính khỏi các trang web độc hại trên Internet. Nó hoạt động bằng cách tạo ‘danh sách trắng’ các trang web bạn đã kiểm tra và chấp nhận, an toàn hoặc đáng tin cậy (như trang giao dịch tài chính ngân hàng hoặc trang tin trực tuyến). Mọi trang khác sẽ được coi là có nguy cơ gây hại và bị hạn chế chức năng, cho đến khi bạn quyết định nội dung của các trang này không gây hại và đưa chúng vào danh sách trắng.
NoScript sẽ tự động khóa các cửa sổ quảng cáo, khung quảng cáo, các mã JavaJavaScript cũng như những thuộc tính có thể gây hại khác trên các trang web. NoScript sẽ không thể phân biệt được các nội dung có hại với các nội dung cần thiết được hiển thị trên một trang web. Nên bạn sẽ phải chọn cho phép các trang mà bạn biết rằng chúng an toàn.

4.1 Hướng dẫn Sử dụng NoScript

Trước khi bắt đầu sử dụng NoScript hãy chắc chắn rằng tiện ích này đã được cài đặt thành công bằng cách chọn Công cụ > Tiện ích để mở cửa sổ Quản lý Tiện ích và kiểm tra xác nhận thành phần mở rộng này đã được cài đặt.
Gợi ý: Mặc dù sử dụng NoScript ban đầu khá khó chịu, (vì các trang web bạn thường hay truy cập không được hiển thị đúng đắn), bạn sẽ thấy hữu ích từ tính năng chặn các đối tượng động trên trang web. Tính năng này sẽ giúp chặn các quảng cáo quấy rối, các cửa sổ thông báo, và các mã độc nằm trên các trang web.
NoScript sẽ chạy ở chế độ nền cho đến khi nó phát hiện thấy các nội dung chứa mã JavaScript, Adobe Flash hay các loại mã tương tự. Khi đó NoScript sẽ khóa các nội dung này và thanh trạng thái sẽ xuất hiện tại phía dưới cửa sổ Firefox như sau:

Hình 1: Thanh trạng thái NoScript
Thanh trạng thái NoScript hiển thị các thông tin về các đối tượng (ví dụ, quảng cáo và hộp thoại tin nhắn) các đoạn mã đang bị chặn trên hệ thống của bạn. Hai hình dưới đây là những ví dụ về cách hoạt động của NoScript: Trong Hình 2, NoScript đã khóa thành công một quảng cáo trên Adobe Flash Player của một trang web thương mại.

Hình 2: Ví dụ việc NoScript khóa một hộp thoại quảng cáo trên một trang web thương mại
Trong Hình 3, trang mạng Twitter cảnh báo rằng mã JavaScript cần được bật (ít nhất là tạm thời) để xem nội dung trang này.

Hình 3: Trang mạng Twitter yêu cầu bật JavaScript
NoScript không thể phân biệt giữa các mã độc hại và mã được sử dụng thông thường, bạn có thể thấy một số tính năng hay chức năng (ví dụ: thanh trình đơn) không hiển thị. Một số trang web chứa nội dung bao gồm các dạng mã kịch bản (script) từ nhiều hơn một trang. Ví dụ trang www.twitter.com có ba nguồn mã kịch bản:

Hình 4: Ví dụ về thanh trạng thái NoScript với mục Tùy chọn
Để bỏ việc chăn các đoạn mã trong những trường hợp này, hãy chọn tùy chọn Tạm thời Cho phép [tên trang web] (trong ví dụ này là Tạm thời cho phép twitter.com). Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không thể xem nội dung trang, có thể bạn cần kiểm tra xác minh qua việc thử và kiểm tra lỗi để cho phép một số trang web tối thiểu để có thể hiển thị nội dung của trang cần xem. Ví dụ với Twitter, bạn phải chọn tùy chọn Tạm thời cho phép twitter.comTạm thời cho phép twimg.com, để trang Twitter có thể hoạt động.
Cảnh báo!: Trong bất kỳ tình huống nào, bạn không bao giờ nên chọn lựa chọn sau: Cho phép Script trên mọi trang (nguy hiểm). Tránh càng xa càng tốt lựa chọn Cho phép tất cả trên trang này . Đôi khi bạn có thể sẽ phải cho phép tất cả các script, tuy nhiên trong trường hợp đó hãy đảm bảo rằng bạn chỉ thực hiện điều này trên các trang bạn thực sự tin tưởng và đây chỉ là sự cho phép tạm thời.- đúng vậy, chỉ cho phép tạm thời đến hết phiên làm việc trực tuyến này. Chỉ cần một xâm nhập duy nhất của một đoạn mã độc có thể gây nguy cơ xâm phạm tính riêng tư và an toàn trực tuyến của bạn.
Đối với những trang web bạn đã tin tưởng và viếng thăm thường xuyên, hãy chọn tùy chọn Cho phép [tên trang web]. (Trong ví dụ phía trên, tùy chọn *Cho phép twitter.comCho phép twimg.com đã được chọn). Việc chọ các tùy chọn này cho phép NoScript ghi nhớ các trang web đã tin tưởng.

      Một số Tiện ích Firefox Hữu ích khác


Các mục trong chương này:
  • 5.0 Giới thiệu các Tiện ích
  • 5.1 Hướng dẫn Sử dụng HTTPS Everywhere
  • 5.2 Hướng dẫn Sử dụng Adblock Plus
  • 5.3 Hướng dẫn Sử dụng Beef Taco (Đối phó với các cookies quảng cáo Opt-Out)
  • 5.4 Hướng dẫn Sử dụng Better Privacy
  • 5.5 Hướng dẫn Một số Thành phần Mở rộng hữu ích khác


5.0 Giới thiệu các Tiện ích

Trong phần này bạn sẽ tìm hiểu về một số thành phần mở rộng hữu ích khác của Mozilla. Chúng giúp tăng cường và cải thiện mức an toàn và an ninh Internet khi bạn truy cập các trang web khác nhau hay khi thực hiện các phiên làm việc trực tuyến. Để tải về các tiện ích này hãy xem phần Tải về Firefox.

5.1 Hướng dẫn HTTPS Everywhere


HTTPS Everywhere là phần mở rộng Mozilla Firefox đảm bảo rằng bạn luôn truy cập các trang web nằm trong danh sách đặc biệt qua một kênh mã hóa (sử dụng giao thức https). Mác dù nhiều trang web có hỗ trợ mã hóa, họ thường sử dụng địa chỉ mặc định không mã hóa http. Tiện ích HTTPS Everywhere khắc phục vấn đề này bằng cách sửa lại tất cả các yêu cầu truy cập của bạn sử dụng giao thức HTTPS. Nó hoạt động ở chế độ nền để đảm bảo các phiên truy cập Internet của bạn tới các trang web trong danh sách được an toàn và bảo mật.
Sau khi thành phần mở rộng HTTPS Everywhere được cài đặt thành công, cửa sổ sau sẽ xuất hiện:

Hình 1: Cửa sổ xác nhận HTTPS Everywhere có nên sử dụng SSL Observatory
Bước 1: Nhấn để mở cửa sổ sau:

Hình 2: Cửa sổ SSL Observatory Preferences
Lưu ý: Nếu đã có một phiên bản cài đặt trước đó của HTTPS Everywhere trên máy tính của bạn, hãy chọn Công cụ > HTTPS Everywhere > SSL Observatory Preferences và kiểm tra rằng tùy chọn Use the ObservatoryWhen you see a new certificate, tell the Observatory which ISP you are connected to đã được chọn. Nếu bạn không sử dụng Tor, hãy chọn cả tùy chọn Check certificates even if Tor is not available.

5.1 Hướng dẫn Adblock Plus


Adblock Plus là tiện ích lọc nội dung được thiết kế để giới hạn hoặc ngăn chăn khả năng hiển thị của cách loại quảng cáo.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt Adblock Plus, trang web sau sẽ xuất hiện: chrome://adblockplus/content/ui/firstRun.html

Hình 3: Nội dung trang Adblock Plus chrome
Bước 1. Nhấn để thay đổi thành cho nút Chặn Phần mềm Độc hại, Loại bỏ các Nút bấm Phương tiện Mạng Xã hội và tùy chọn Vô hiệu hóa Theo dõi (như trong Hình 1 phía trên).
Bước 2. Chọn Công cụ > Adblock Plus > Tùy chỉnh Bộ lọc... để mở cửa sổ sau:

Hình 4: Cửa sổ Thêm bộ lọc cho Add Adblock hiển thị các bộ lọc đăng ký
Bước 3. Nhấn chọn từng hộp chọn của các đăng ký bộ lọc để kích hoạt (như trong Hình 2 phía trên), sau đó bỏ chọn ô Cho phép một số quảng cáo không gây hại, để ngăn tất cả các quảng cáo được liệt kê trong danh các bộ lọc này khỏi hiển thị.
Bước 4. Nếu bạn sử dụng đa ngôn ngữ, nhấn để xem các đăng ký bộ lọc khác nhau, sau đó nhấn để mở danh sách xổ xuống các bộ lọc khác nhau, hãy chọn bộ lọc phù hợp và nhấn .
Bước 4. Để cập nhật đăng ký bộ lọc, nhấn , và chọn mục Cập nhật Bộ lọc trong trình đơn.

5.3 Hướng dẫn Sử dụng Beef Taco (Đối phó các Cookies quảng cáo Opt-Out)


Beef Taco là một tiện ích Mozilla Firefox cho phép bạn quản lý các cookie liên quan tới việc quảng cáo từ các công ty khác nhau gồm cả Google, MicrosoftYahoo. Chương trình có thể được thiết đặt để xóa các cookie đã được nhận biết là Các Cookie với Mục đích Quảng cáo một cách tự động. Tuy nhiên, nó cũng cho phép người dùng Có kinh nghiệmNâng cao xác định cụ thể những cookie nào được cho phép tồn tại trên máy tính của mình và những cookie nào sẽ bị loại bỏ.

5.4 Hướng dẫn Sử dụng Better Privacy


Better Privacy là một tiện ích Mozilla Firefox giúp bảo vệ hệ thống của bạn khỏi một loại cookie đặc biệt được nhận dạng là một LSO (Local Shared Objects ) có thể được tải về trên máy của bạn bởi một đoạn mã Flash. Những cookie này sẽ không bị xóa bởi chức năng xóa cookie thông thường của Firefox.

5.5 Hướng dẫn Một số Thành phần Mở rộng hữu ích khác

Phần này giới thiệu một số các thành phần bổ sung và mở rộng hữu ích miễn phí, mã nguồn mở (hoặc đang trong quá trình trở thành nguồn mở), giúp tăng cường hoặc mở rộng khả năng lướt web một cách riêng tư và bảo mật.

5.5.1 Cryptocat


Cryptocat là thành phần bổ sung về Nhắn tin Trực tuyến riêng tư, nguồn mở có mã hóa hoạt động trực tiếp trên trình duyệt. Nhờ đó việc sử dụng có thể dễ dàng hơn so với việc sử dụng các phần mềm nhắn tin khác. Cryptocat cho phép bạn tạo ra các phòng chát ảo để trò truyện với tất cả các thành viên hoặc hội thoại riêng tư môt-một với từng thành viên riêng rẽ. Tất cả các hội thoại đều được mã hóa và giải mã trên trình duyệt của người sử dụng trước khi gửi và sau khi nhận về. Cryptocat sẵn có dưới dạng thành phần bổ sung cho Mozilla Firefox, Google Chrome và Apple Safari và cũng có dưới dạng ứng dụng cho Mac OS X. Hãy tìm hiểu thêm...

5.5.2 Disconnect


Disconnect được thiết kế để giữ an toàn cho dữ liệu của bạn khỏi sự theo dõi của các trang web bên thứ ba, đồng thời phân tích các bên theo dõi và phân loại họ theo các nhóm khác nhau, ví dụ, quảng cáo, phân tích và xã hộ. Hãy tìm hiểu thêm...

5.5.3 DuckDuckGo


DuckDuckGo được thiết kế để cung cấp công cụ tìm kiếm trên bảo mật và riêng tư trên Internet thay cho các công cụ như Google hoặc Bing. DuckDuckGo không ghi lại hay chia sẻ thông tin người dùng, và mọi người dùng đề có truy cập tới thông tin như nhau. Bạn có thể truy cập trực tiếp trang DuckDuckGo, hoặc nhấn vào biểu tượng DuckDuckGo để cài đặt thành phần này là bộ tìm kiếm mặc định trên thanh tìm kiếm.

5.5.4 vtzilla


vtzilla là thành phần mở rông của Mozilla Firefox được thiết kế để quét các tải về và các trang web kiểm tra mã độc hại và virút. Sau khi vtzilla được cài đặt thành công, thanh vtzilla (có thể chọn hiện lên hay ẩn đi) sẽ xuất hiện bên dưới thanh duyệt của Firefox. Chỉ đơn giản copy và chép hoặc nhập vào địa chỉ cần duyệt vào ô tìm kiếm vtzlla, là yêu cầu tìm kiếm của bạn sẽ được chuyển thẳng tới Virus Total (Cổng quét Virut), một trang sẽ sử dụng hơn 40 bộ quét khác nhau tìm mã độc và virút của các đường dẫn riêng hoặc trang web. Hơn nữa, vtzilla giúp giảm nguy cơ nhiễm mã độc bằng cách tăng cường thêm một lớp bảo vệ cho các chương trình diệt virút bạn đang sử dụng (ví dụ như avast!), bằng việc quét các tệp tải về. Hãy tìm hiểu thêm....

5.5.5 ShareMeNot


ShareMeNot được thiết kế để tránh các nút bấm do bên thứ ba (như nút “Like” của Facebook hay nút “tweet” của Tweeter) nhúng vào trong các trang web trên mạng Internet theo dõi bạn, chừng nào bạn chưa bấm vào chúng. Hãy tìm hiểu thêm...

5.5.6 Click&Clean


Click&Clean được thiết kế giúp xóa tự động dữ liệu riêng tư khi đóng chương trình Firefox; việc xóa này bao gồm dọn sạch các bản ghi từ lược sử tải về, xóa lược sử truy cập web, và gỡ bỏ các cookies, bao gồm cả Flash Local Shared Objects (LSO). Tiện ích cũng xóa các tệp tạm và làm sạch bộ nhớ đệm cục bộ trên hệ thống của bạn.
Lưu ý: Một cách khác, người dùng có thể cân nhắc sử dụng các ứng dụng riêng, như Ccleaner, Wise Disk Cleaner, vv cho hệ điều hành MS Windows, hoặc Janior hoặc BleachBit cho Linux.

      Portable Firefox – Phiên bản Firefox Chạy không cần cài đặt



Mozilla Firefox là trình duyệt miễn phí có mức phổ biến tăng nhanh chóng. Tính năng của trình duyệt này được tăng cường bằng việc thêm các thành phần mở rộng, trong số này có những thành phần mở rộng giúp tăng cường tính riêng tư, độ an toàn và tính bảo mật của trình duyệt này.

1.0 Sự khác biệt giữa Phiên bản Cài đặt và Phiên bản Bỏ túi của Firefox

Các công cụ bỏ túi này không cần cài đặt lên máy tính, nên sự tồn tại của chúng có thể được ẩn giấu. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng thiết bị lưu trữ cắm ngoài hay thẻ nhớ USB và các công cụ bỏ túi này chỉ an toàn khi máy tính của bạn an toàn, đồng thời những thiết bị này có khả năng bị xâm nhập bởi các phần mềm quảng cáo, phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp và vi rút máy tính.
Không có sự khác biệt nào giữa Firefox Bỏ túi và phiên bản cài đặt.

2.0 Hướng dẫn Tải về và Giải nén Firefox Bỏ túi

Để bắt đầu tải về và giải nén chương trình Firefox Portable, hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1. Nhấn http://portableapps.com/apps/internet/firefox_portable để truy cập vào trang tải về chương trình.
Bước 2. Nhấn để kích hoạt trang tải về Source Forge.
Bước 3. Nhấn để lưu tệp cài đặt về máy tính của bạn; sau đó tìm đến thư mục chứa tệp vừa tải về.
Bước 4. Nhấn đúp chuột vào ; hộp thoại cảnh báo mở tệp Open File - Security Warning có thể xuất hiện. Nếu vậy, Nhấn vào để mở cửa sổ Mozilla Firefox, Portable Edition | Portableapps.com Installer.
Bước 5. Nhấn cửa sổ sau sẽ hiện lên:

Hình 2: Cửa sổ Chọn Thư mục Cài đặt
Bước 6. Nhấn để mở cửa sổ duyệt thư mục Browse for Folders như sau:

Hình 3: Cửa sổ Hiển thị Thư mục
Bước 7. Chuyển tới ổ đĩa ngoài hay thẻ nhớ USB, như trong Hình 3 phía trên, sau đó nhấn để xác định thư mục giải nén tệp Mozilla Firefox, Portable Edition, và quay trở về cửa sổ Choose Install Location.
Bước 8. Nhấn để bắt đầu tiến trình giải nén, và nhấn để hoàn thành. Sau khi hoàn tất, chuyển tới ổ đĩa cắm ngoài hay thẻ nhớ USB chứa thư mục giải nén các tệp Mozilla Firefox, Phiên bản Bỏ túi .
Bước 9. Mở ổ đĩa cắm ngoài hay thẻ nhớ USB, ổ đĩa này có chứa thư mục như sau:

Hình 4: Phiên bản Bỏ túi của Mozilla Firefox vừa được giải nén vào thư mục Firefox Portable
Bước 10. Mở thư mục Firefox Portable sau đó nhấn đúp chuột vào để bắt đầu sử dụng Firefox Bỏ túi.
Hãy tham khảo chương Firefox để bắt đầu cấu hình và sử dụng chương trình.

Câu hỏi tổng kết


  • Làm thế nào để xóa các thông tin lịch sử sử dụng Internet, cookies và các tệp đệm trong trình duyệt?
  • NoScript có thể bảo vệ bạn khỏi những dạng tấn công nào?